Bí Quyết Duy Trì Sự Tích Cực Trong Quá Trình Tìm Việc

Tìm việc làm luôn là hành trình chẳng dễ dàng gì, nhiều khi ứng viên cảm thấy chán nản, tuyệt vọng. Bạn phải làm sao để duy trì lối suy nghĩ tích cực, hành động hiệu quả để lọt vào ‘mắt xanh’ nhà tuyển dụng khó tính. Dưới đây là lời khuyên giữ thái độ tích cực trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Thái độ tích cực trong quá trình tìm việc.
Thái độ tích cực trong quá trình tìm việc. Ảnh 24seventalent.com

1.Tổ chức: Lên kế hoạch chi tiết cho hành trình ‘săn việc’. Viết bản cv chuẩn, cập nhật hồ sơ LinkeIn, chuẩn bị trang phục để phỏng vấn, cập nhật hồ sơ trên các website tìm việc online, mua báo giấy xem mục tuyển dụng, liên hệ người thân –bạn bè nhờ họ giúp đỡ. Bạn chia nhỏ công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng mình sẽ làm và cuối tuần nên ngồi phân tích, tổng kết để xem xét rút kinh nghiệm vì sao mình chưa tìm được công việc phù hợp.

2.Tạo thói quen tìm kiếm việc làm hàng ngày: Thức dậy sớm kiểm tra email, cập nhật CV online, trả lời tin nhắn skype, reply tin nhắn nhà tuyển dụng. Bạn tạo thói quen tìm việc như bạn đang đi làm giờ hành chính. Nghỉ trưa và hoàn thành mọi công việc trước giờ tan sở. Sau bữa ăn tối, bạn ôn tập lại kiến thức chuyên môn, đứng trước gương tự rèn luyện cách trả lời câu hỏi từ của nhà tuyển dụng, tạo biểu cảm khuôn mặt thân thiện.

3.Cân bằng cuộc sống và quá trình tìm công việc mới: Bạn học cách tĩnh tâm, dành khoản thời gian nghỉ ngơi, xem phim, luyện tập thể thao, đi dạo, đọc sách, café với bạn bè, trò chuyện điện thoại với người thân chứ đừng lúc nào cũng chăm chăm suy nghĩ tìm việc dễ tạo stress, ảnh hưởng sức khỏe và tạo lối suy nghĩ tiêu cực. Cuộc sống dù khó khăn đến đâu ‘hạnh phúc rồi sẽ cũng tìm đến bạn.’

4.Tập trung vào điểm tích cực của bạn: Viết ra ưu điểm bản thân, thành tích học tập, thành công trong công việc, kỹ năng, những tài lẻ,.. rồi dán lên tường, nơi nào bạn dễ trông thấy để ‘lên dây cót’ tinh thần. Biện pháp tự kỷ ám thị này giống như cơn mưa dầm sẽ tác động não bộ, tạo thói quen tích cực, tăng tính tự tin và sẽ giúp ích bạn trong các cuộc phỏng vấn xin việc.

5.Tham gia Câu lạc bộ Tìm kiếm việc làm: Bạn chủ động tham gia các group facebook tìm việc, đăng ký ứng tuyển trung tâm giới thiệu việc làm địa phương, diễn đàn chuyên ngành, fanpage trường đại học, ngày hội tuyển dụng ở các khu công nghiệp,… để mở rộng cơ hội kết nối với nhà tuyển dụng.

6.Thoát khỏi nỗi ám ảnh thất bại nhỏ: Bạn nộp cv online không được hồi đáp, cả tuần không công ty nào gọi điện, phỏng vấn 2 công ty rồi nhưng bạn bị từ chối,… Có vô vàng lý do khiến bạn cảm thấy chán nản, tự ti. Bạn đừng nghiêm trọng hóa sự việc, quay lại tự trách mắng bản thân. Ai đi kiếm việc cũng ít nhiều trải qua vài thất bại nhỏ cả. Hãy tự an ủi mình và cố gắng vào ngày mai.

7.Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát: Bạn không thể biết liệu người phỏng vấn sẽ gọi lại cho bạn hay không? Nếu bạn cảm thấy lo lắng về điều gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, hãy làm công việc mà bạn có thể kiểm soát, chẳng hạn như viết và gửi thư xin việc hoặc tham dự một sự kiện ngày hội tuyển dụng .

Bằng cách tập trung vào những gì bạn có thể làm để giúp tìm kiếm công việc mới, bạn sẽ bớt lo lắng về những gì nằm ngoài tầm tay. Những vất vả trước mắt rồi sẽ được tưởng thưởng xứng đáng với bản hợp đồng tuyển dụng trong mơ và kinh nghiệm ‘săn việc’ được tích lũy trong thời gian vừa qua. Chúc bạn thành công.

Những kỹ năng mềm bạn có thể đạt được sau khi học nghề

Học nghề là lựa chọn đúng đắn dành cho các bạn học viên khao khát được đi làm sớm, học phí thấp, tính ứng dụng trong từng môn học cao, được trải nghiệp công việc thực tế trong nhà xưởng công ty, tốt nghiệp dễ xin việc,…Là những điểm tích cực của học nghề.

Học viên học nghề.
Học viên học nghề. Ảnh airbus.com

1. Các kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp liên quan đến nghe, nói và viết. Mỗi loại giao tiếp có thể có nhiều dạng:

Lắng nghe: Học cách thấu hiểu người đối diện đang muốn truyền tải thông điệp gì. Bạn có thể lắng nghe sếp thuyết trình dự án mới hoặc bạn dự cuộc họp của công ty.

Nói: Bạn tự mình trình bày kế hoạch ra mắt sản phẩm mới, giải quyết khiếu nại khách hàng, tư vấn khách hàng nên mua loại sản phẩm phù hợp, trò chuyện với đồng nghiệp trong buổi party cuối năm,… Rất nhiều tình huống bạn phải giao tiếp lời nói để truyền tải thông tin, tạo sức hút cá nhân, ghi điểm trong mắt người đối diện.

Viết: Soạn hợp đồng gửi khách hàng, viết diễn văn cho sếp, gửi mail trao đổi với đồng nghiệp,… Là những kỹ năng viết cơ bản mà bất kỳ nhân viên văn phòng nào cũng phải biết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Sử dụng các kỹ năng phù hợp, ứng biến linh hoạt kỹ năng nghe, nói, viết trong môi trường công sở là một trong những ‘bậc thang’ đưa bạn đến con đường thành công.

2. Tổ chức và quản lý thời gian

Lên kế hoạch dự án và thời gian hoàn thành công việc theo từng giai đoạn. Là kỹ năng quan trọng giúp bạn giám sát công việc và đảm bảo hoàn thành khối lượng công việc đúng hạn định cấp trên giao. Khâu quản lý thời gian là một thành tố quan trọng của công tác tổ chức mà bất cứ người quản lý nào cũng phải thành thạo để quản lý dự án, theo dõi tiến độ làm việc của từng nhân viên. Tổ chức và quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp bạn cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

3. Làm việc theo nhóm

Tập hợp các nhân viên trong cùng một nhóm dự án hay một phòng ban cùng triển khai một dự án kinh doanh được cấp trên giao phó. Để gắn kết các cá nhân khác nhau vì mục tiêu chung bạn cần học cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến trái chiều, có tinh thần vì tập thể, thẳng tính khôn ngoan, giàu năng lượng, giỏi kỹ năng tổ chức công việc.

4. Giải quyết vấn đề

Mỗi người chúng ta từ lúc sinh ra phải giải quyết vấn đề mỗi ngày. Điều này có thể khiến một số người sợ hãi, nhưng đã là con người chúng ta phải chấp nhận sự thật hiển nhiên này. Bạn theo học trường nghề, các giáo viên sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục sự cố hỏng hóc máy móc từ đơn giản đến phức tạp, học cách xử lý tình huống thực tế trong điều kiện hạn chế thời gian, thiếu trang thiết bị hỗ trợ,…

Mỗi vấn đề bạn đối mặt có các thuộc tính khác nhau, quy trình giải quyết cũng không đồng nhất. Do đó, bạn cần kiên trì, nỗ lực học hỏi để vượt qua vấp ngã trong công việc và trong cuộc sống.

5. Lãnh đạo

Lãnh đạo thường là một kỹ năng mà mọi người chưa bao giờ đạt được trước khi làm việc. Vì vậy, đừng nghĩ rằng bạn sẽ biết mọi thứ. Tuy nhiên, một số phẩm chất của một nhà lãnh đạo giỏi là:

-Trung thực, liêm chính
-Truyền cảm hứng
-Sáng tạo, đổi mới
-Giao tiếp tốt
-Cam kết và đam mê

Mục đích chính của việc học nghề là để tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm, vì vậy đừng ngại học các kỹ năng mới như lãnh đạo vì đây là một phần của kinh nghiệm học tập và phát triển.

Làm thế nào để tìm một cố vấn nghề nghiệp

Bạn đang có nhu cầu chuyển việc. Bạn cần có người tư vấn cách thức viết cv, trả lời phỏng vấn, tư vấn chuyên môn,…Do đó, bạn nên có một hoặc vài cố vấn nghề nghiệp xuất sắc để hỗ trợ mình trong quá trình tìm kiếm công việc mới. Ngoài ra bài viết này còn chia sẻ phương pháp hiệu quả duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người cố vấn cho đến khi bạn nghỉ hưu.

Xác định đúng người cố vấn nghề nghiệp

Trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm một người cố vấn nghề nghiệp phù hợp, tốt nhất bạn nên hiểu những hình thức cố vấn khác nhau để chọn một số hình thức sẽ phù hợp hơn với nhu cầu tìm việc làm hoặc nhu cầu công tác hiện tại của bạn.

-Cố vấn ngành: Người cố vấn hoạt động trong ngành của bạn. Đây có thể là một người quản lý cấp cao, người đã có sự thăng tiến vượt bậc qua các giai đoạn khác nhau từ bước chập chững tìm việc làm, các vị trí việc làm thấp đến cao hoặc một người được những người khác trong ngành của bạn biết đến và khâm phục về kiến thức, cũng như kỹ năng làm việc.

-Cố vấn chuyên nghiệp: Thường được gọi là “Huấn luyện viên nghề nghiệp”, đây là những chuyên gia có trình độ, có thể giúp đỡ và hỗ trợ một loạt các lĩnh vực, bao gồm chọn lựa hướng đi nghề nghiệp, đưa ra quyết định quan trọng, hướng dẫn viết CV tìm việc làm, gợi ý kỹ thuật phỏng vấn, khắc phục rào cản xung quanh gây trở ngại việc làm, v.v.

-Cố vấn cá nhân: Cho dù đây là bạn thân hay thành viên trong gia đình hoặc người quen, người cố vấn nghề nghiệp này thường phải là người bạn biết rất rõ và là người bạn có thể tin tưởng khi xin lời khuyên và hỗ trợ về nghề nghiệp. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn chỉ mới bắt đầu quá trình tìm việc của mình.

Xác định được hình thức cố vấn nghề nghiệp thích hợp với bạn sẽ giúp bạn có được các kế hoạch nghề nghiệp tốt cho tương lai của bạn. Nó cũng có thể giúp tinh chỉnh các tiêu chí của bạn cho các mục tiêu mà bạn đang muốn đạt được.

Nghiên cứu rõ thông tin về cố vấn nghề nghiệp

Rất có thể, bạn đã nghĩ ra được người nào thích hợp để trở thành cố vấn nghề nghiệp cho bạn. Nhưng trước khi bạn chuẩn bị tiếp cận người đó, hãy chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu thật rõ các thông tin về người đó, giống như khi bạn đi phỏng vấn xin việc vậy.

Biết cách tiếp cận

Cách bạn tiếp cận với cố vấn nghề nghiệp tương lai của mình là rất quan trọng để thiết lập mối quan hệ tốt với họ. Hãy tận dụng mọi cơ hội để có thể làm quen với họ, chẳng hạn như qua lời giới thiệu của bạn bè, đồng thời giải thích ước mơ và khát vọng của bạn là gì. Thể hiện sự tôn trọng và ngưỡng mộ họ về thành công của họ để họ có thể nhận lời trở thành ‘kim chỉ nam’ dẫn đường cho bạn hoàn thành mục tiêu.

Cách ăn mặc để gây ấn tượng tại buổi phỏng vấn xin việc TP. Hồ Chí Minh

Để buổi phỏng vấn xin việc thành công ngoài yếu tố chuyên môn nghề nghiệp, kinh nghiệm; mức lương đề nghị, cv hoàn hảo; tìm hiểu kỹ thông tin công ty,… Một trong những yếu tố không kém phần quan trọng chính là trang phục bạn mặc sao cho tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cùng các bạn ứng viên tìm việc.

Lựa chọn trang phục phù hợp khi phỏng vấn tìm việc.
Lựa chọn trang phục phù hợp khi phỏng vấn tìm việc. Ảnh intelligentplacement.co.za

Lên kế hoạch chuẩn bị trước

Trước buổi phỏng vấn vài ngày bạn chủ động chọn bộ trang phục, giày, thắt lưng, vớ, caravat, đồng hồ. Đừng đợi tới buổi sáng phỏng vấn mới lục lọi ngắm nghía, đắng đo nên mặc bộ đồ nào? Đi đôi giày màu đen hay màu nâu nhỉ?…Bạn mất thời gian chọn lựa trang phục sẽ làm tâm lý hoảng loạn, giảm tự tin.

Bạn đừng tưởng tượng quy định trang phục này phù hợp với văn hóa công ty mà ăn mặc quá đơn giản. Tốt nhất bạn nên gọi điện thoại hỏi người mời bạn phỏng vấn về quy định trang phục ở công ty anh(chị) như thế nào? Hoặc nếu có thể bạn truy cập website công ty rồi click vào ảnh chụp giới thiệu về công ty xem trang phục nhân viên nam(nữ) trong giờ hành chính họ mặc trang phục như thế nào. Bạn nên quan tâm đúng mức đến việc mặc trang phục, nếu bạn mặc quần áo không phù hợp làm mất thiện cảm với nhà tuyển dụng và bạn có nguy cơ bị loại ngay từ vòng đầu.

Biết lựa chọn trang phục và phụ kiện phù hợp

Đừng mặc trang phục màu sắc nổi bậc gây khó chịu, làm mất tập trung và cũng không nên chọn quần áo tông màu quá tối dẫn đến thiếu năng động. Bạn nên mặc quần áo có màu sắc trung tính. Các bạn ứng viên nữ nên mặc áo, váy có độ dài vừa phải, không bó sát cơ thể, không hở hang, không quá mỏng. Những bộ trang phục này không phù hợp môi trường công sở, khiến bạn đánh mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng khó tính. Phụ kiện như đồng hồ, nhẫn, hoa tai, dây chuyền, cặp táp nên chọn loại bình thường đừng quá cầu kì, phá cách.

Ứng viên nam cắt tóc ngắn, cạo râu, cắt tỉa móng tay sạch sẽ. Bạn đừng làm bộ móng tay lòe loẹt gây phản cảm.

Bạn nữ trang điểm nhẹ, đừng son môi đậm, xịt nước hoa loại mùi thoang thoảng, hạn chế xịt nước hoa đậm mùi. Ngồi trong phòng lạnh với mùi nước hoa nồng đậm đôi lúc là ‘cực hình’ với những người không chịu được mùi nước hoa. Thêm vào đó, các bạn hãy nhớ rằng, quy định trang phục có thể thay đổi theo từng lĩnh vực. Vì thế, hãy luôn biết cách ứng phó với kế hoạch trang phục của mình trước một cuộc phỏng vấn xin việc.

Những điều bạn cần làm Khi vừa nghỉ việc

Bạn vừa nghỉ việc ở công ty mà bạn từng gắn bó nhiều năm. Phải làm sao để xốc lại tinh thần và chuẩn bị hành trang để tìm công việc mới. Dưới đây, một vài kinh nghiệm chia sẻ của chúng tôi dành cho bạn.

1. Lùi lại một bước để đánh giá lại bản thân

Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn lùi lại một bước và đánh giá, xem xét lại những gì mà bạn mong muốn đạt được từ sự nghiệp của chính mình. Dành thời gian để suy nghĩ về những gì mà bạn thích làm và xem liệu nó có phải là hướng đi đúng đắn cho con đường sự nghiệp của bạn sắp tới so với công việc cũ của bạn hay không.

Nếu như kỹ năng của bạn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc yêu thích của mình trong tương lai, thì hãy nhanh chóng tự trau dồi nó bằng nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như tham gia các khóa học. Tuy nhiên, trước hết hãy lập danh sách tất cả các kỹ năng chính mà bạn đang có, từ các kỹ năng mềm như giao tiếp và làm việc nhóm đến các kỹ năng cứng như năng lực CNTT và kinh nghiệm trong ngành. Qua đó, sàng lọc những kỹ năng được yêu cầu mà bạn chưa có để nhanh chóng nâng cao chúng. Bạn có thể tự khiến mình ngạc nhiên với tất cả các kỹ năng mà bạn đang sở hữu sau khi viết ra giấy và cũng có thể bạn có thể nhảy việc ngay lập tức nếu đã có đủ những kỹ năng cần thiết mà đơn vị tuyển dụng yêu cầu.

2. Biến hóa CV tìm việc làm của bạn

Nếu bạn có thể biến hóa CV tìm việc làm của mình với những format hoàn hảo, thì bạn có thể gây ấn tượng sâu sắc đến nhà tuyển dụng, khiến họ không thể ngần ngại liện hệ ngay cho bạn để lên lịch phỏng vấn.

Một CV hiện đại có hai chức năng chính: công cụ thể hiện tổng quan các kỹ năng của bạn và công cụ giúp nhà tuyển dụng có thể tìm thấy bạn. Khi một doanh nghiệp đang tìm kiếm ứng viên, họ có thể sử dụng các phần mềm đa dạng để tìm kiếm ứng viên thông qua các từ khóa kỹ năng. Do đó, hãy chắc chắn rằng CV của bạn vừa đảm bảo được phần nhìn, vừa đảm bảo được phần nội dung có chứa các từ khóa liên quan đến kỹ năng mà các đơn vị tuyển dụng tìm kiếm. Chỉ khi đó, bạn mới có thể trở thành một trong những ứng viên tiềm năng nằm trong top tìm kiếm của các doanh nghiệp.

3. Mở rộng sự tiếp cận của bạn đến nhà tuyển dụng thông qua mạng xã hội

Bạn có biết rằng hơn 92% nhà tuyển dụng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tìm kiếm ứng viên phù hợp hay không? Vì vậy, việc tích cực cập nhật hồ sơ xin việc của bạn trên mạng xã hội sẽ có thể giúp bạn mở ra nhiều cơ hội mới cho chính mình.