flag

Nhu cầu tuyển dụng Tại TP.Hồ Chí Minh đang tăng trưởng mạnh

Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là một trong những thành phố lớn của Việt Nam, mà đồng thời còn là một trong những trung tâm quan trọng nhất nước về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục. Thành phố là nơi tập trung đông đảo doanh nghiệp cả trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút số lượng lớn người lao động có nhu cầu tìm việc làm. Do đó, thị trường Tìm việc làm TP.Hồ Chí Minh luôn diễn ra vô cùng sôi động ở mọi ngành nghề. Nổi bật với các khu công nghiệp việc làm TP.Hồ Chí Minh là nơi nguồn cung và cầu gặp được nhau.

Theo lời ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TP.Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp việc làm TP.Hồ Chí Minh đang đón số lượng lớn người lao động cả tại thành phố và từ nhiều tỉnh thành khác đến đây nhằm tìm việc làm mới, đồng thời, các doanh nghiệp lớn nhỏ cũng đăng tin tuyển dụng đến hàng nghìn người lao động, cụ thể với các lĩnh vực về dệt may, giày da và lao động phổ thông.

Ghi nhận từ Trung tâm Dịch vụ Việc làm TP.Hồ Chí Minh, tại các sàn giao dịch việc làm, có đông đảo người lao động tham gia. Ai cũng mang theo những bộ hồ sơ xin việc, đến các bàn tư vấn để tìm hiểu thông tin tuyển dụng và nghe hướng dẫn làm các thủ tục, giấy tờ. Ngoài ra, người lao động còn xếp hàng rất dài trước các gian hàng của doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng để tham dự phỏng vấn tìm việc làm. Người lao động đến dự các sàn giao dịch chia sẻ, họ hi vọng sẽ có thể tìm được công việc với mức thu nhập cao và ổn định. Doanh nghiệp không chỉ tăng chỉ tiêu tuyển dụng các vị trí như kĩ sư cơ khí, giao dịch viên ngân hàng, nhân viên bảo hiểm, mà tại các khu công nghiệp – khu chế xuất trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh cũng chào đón số lượng lớn người lao động mới, lên đến hàng nghìn người ở nhiều vị trí khác nhau. Văn phòng Giới thiệu Việc làm của Trung tâm Dịch vụ Việc làm và Hỗ trợ Doanh nghiệp (trực thuộc Ban Quản lí các khu công nghiệp, khu chế xuất TP.Hồ Chí Minh) cũng tích cực tham gia hỗ trợ người lao động tìm việc làm, xây dựng cầu nối giữa nguồn nhân lực chất lượng cao với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.

Trong các khu công nghiệp – khu chế xuất trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, doanh nghiệp may mặc và giày da đăng tin tuyển dụng đến gần 2000 công nhân. Cụ thể với Công ty Cổ phần Dệt may Gia Định cần tuyển 1000 công nhân may, 50 nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm và 200 lao động phổ thông; Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất – Nhập khẩu Bình Thạnh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pro Kingtex Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn H-AND-K Việt Nam (quận 12),… cần tuyển từ 200 đến 300 lao động mỗi công ty, bao gồm tuyển thợ may, thợ phụ, thợ ủi,… Các vị trí này đều có mức thu nhập trên 5 triệu đồng, chưa tính tăng ca. Kế đó, các doanh nghiệp điện tử, kính quang học, dây điện xe hơi, nhựa, cơ khí, dụng cụ y tế đều có nhu cầu tuyển dụng trên 500 công nhân. Tình hình này đã mở ra vô số cơ hội tìm việc làm cho hàng trăm nghìn người lao động đủ mọi trình độ, từ có tay nghề, chất lượng cao đến lao động phổ thông. Nổi bật với Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh miền Nam (quận 12), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thời trang Pandemos (quận 1),… có nhu cầu tuyển hàng chục lao động.

Ông Trần Xuân Hải – giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm TP.Hồ Chí Minh, chia sẻ rằng không chỉ các doanh nghiệp hoạt động trong và bên ngoài khu công nghiệp – khu chế xuất có hoạt động tuyển dụng sôi nổi. Tại các lĩnh vực dịch vụ như nhà hàng, khách sạn cũng săn tìm ứng viên vào các vị trí như bếp, phụ bếp, phục vụ, kế toán và thu ngân.

Thảo mai là gì? Dấu hiệu nhận biết người thảo mai trong công việc

Có một sự thật rằng, không phải ai là đồng nghiệp của ta đều là người tốt. Mỗi người có mỗi tính cách, thế nên việc phải làm việc với những người có tính cách không tốt là điều không thể tránh khỏi. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một trong những tính cách có thể mang lại mối nguy hại cho ta nhưng lại tồn tại ở rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, đó chính là “thảo mai”.

Thảo mai là gì?

“Thảo mai” là thuật ngữ trong tiếng Việt dùng để chỉ những người có vẻ ngoài hoặc hành động lịch sự, nhã nhặn nhưng thực chất không chân thành hoặc có mục đích ẩn sau. Người thảo mai thường đi kèm cách cư xử hay giao tiếp có phần giả tạo, không thật lòng vì họ muốn gây ấn tượng tốt để đạt được lợi ích cá nhân.

Dấu hiệu của người thảo mai là gì?

Tính thảo mai có thể được thể hiện qua nhiều hành động hay lời nói khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh. Sau đây là một số biểu hiện để bạn nhận biết người có tính thảo mai:

1.   Hành vi không nhất quán

Những người có tính thảo mai thường có hành vi không nhất quán. Họ có thể trở nên thân thiện quá mức trong một khoảnh khắc nhưng rồi trở nên thờ ơ sau đó. Nhất là khi họ cần giúp đỡ, biểu hiện này càng rõ ràng hơn. Thái độ của người thảo mai thường thay đổi đột ngột, đặc biệt với những cá nhân khác nhau hay trong tình huống khác nhau.

2.   Khen ngợi quá nhiều

Lời khen và sự động viên là điều cần thiết trong môi trường làm việc lành mạnh và chuyên nghiệp, nhưng người thảo mai luôn có xu hướng làm dụng nó quá mức. Họ có thể dành cho bạn những lời khen có cánh, cảm thấy như vô thực, tâng bốc quá mức, nhưng những lời khen ấy thường hời hợt hoặc không có sự trân thành trong đó. Bạn có thể chú ý để nhận ra những lời khen ấy có phải là sự thật hay không hay chỉ để lấy lòng bạn và nhắm đến mục đích khác.

3.   Hay nói xấu sau lưng người khác

Buôn chuyện là điều không thể tránh khỏi ở nơi làm việc. Tuy nhiên, khi ai đó liên tục nói xấu những người khác khi họ không có mặt, đó cũng là một dấu hiệu của sự thảo mai. Bạn không thể chắc rằng họ có làm điều tương tự khi bạn vắng mặt hay không cho dù họ hiện tại đang đối xử tốt với bạn.

4.   Thường đưa ra những cam kết không có tính thực tế

Người thảo mai thường tỏ ra thân thiện, nhiệt tình với mọi người, họ đưa ra những cam kết, hứa hẹn khiến cho ta nghĩ họ thật tốt bụng. Tuy nhiên thực chất họ không có ý định thực hiện chúng. Bạn sẽ nhận ra điều này khi họ thất hứa nhiều lần và mọi lần đều có ý trốn tránh, không chịu nhận lỗi.

5.   Hay đổ lỗi cho người khác

Khi mắc lỗi, thay vì chịu trách nhiệm và sửa đổi, người thảo mai thường có xu hướng đổ lỗi cho người khác, thể hiện bản thân mình đủ tốt để không phạm lỗi như thế. Nếu một đồng nghiệp liên tục từ chối việc nhận lỗi của bản thân, bạn có thể đánh giá họ là người thiếu trung thực, có phần thảo mai.

Làm thế nào để làm việc với người thảo mai?

Thảo mai là tính cách dễ tìm thấy ở bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào. Dù không muốn nhưng đôi khi bạn vẫn buộc phải làm việc và tiếp xúc thường xuyên với họ. Để tránh sự thảo mai ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, sau đây là một số tips cho bạn khi làm việc với người thảo mai:

1.   Cảnh giác và giữ khoảng cách

Bạn không cần phải hoàn toàn tránh xa họ vì điều này đôi khi sẽ ảnh hưởng đến công việc nếu hai người phải thường xuyên hợp tác. Bạn chỉ cần giữ khoảng cách nhất định, đừng quan tâm đến họ quá nhiều và cũng không cần phải chia sẻ, tâm sự cùng họ nếu không cần thiết, đặc biệt về các thông tin cá nhân và kế hoạch trong công việc. Sẽ càng tốt nếu những người thảo mai biết càng ít về bạn.

2.   Đừng tham gia vào các cuộc buôn chuyện

Nhiều người thích bàn luận, nói xấu người khác. Họ hứng thú với “drama” nhưng bạn không nên tham gia vào các hành vi này. Điều này không chỉ thiếu chuyên nghiệp mà còn có thể là cái cớ để họ dùng để tấn công bạn sau này. Nếu đang ở cuộc trò chuyện bình thường nhưng họ lại bắt đầu nói xấu người khác, hãy đổi chủ đề hoặc bỏ đi khỏi cuộc trò chuyện.

3.   Làm việc của mình

Những việc bạn tự làm được thì hãy tự làm, ngược lại, đừng vì những lời ngon ngọt, lịch sự mà gánh việc cho người khác mà bạn không muốn chỉ vì ngại từ chối. Bạn nên biết bảo vệ bản thân bởi có thể đằng sau những lời khen ngợi, nhờ vả đó là mục đích nào khác.

Zen là gì? Tìm hiểu về Zen trong thiết kế nội thất

Zen là gì? Tìm hiểu về phong cách Zen trong thiết kế nội thất

Nếu bạn là người yêu thích phong cách châu Á theo hướng đơn giản, gần gũi với thiên nhiên thì phong cách Zen là một gợi ý tuyệt vời. Vậy Zen là gì? Thế nào là phong cách Zen? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Zen là gì?

Zen (禅) trong tiếng Nhật có nghĩa là “thiền”, là một trường phái của Phật giáo Mahayana, có nguồn gốc từ Trung Quốc và được giới thiệu vào Nhật Bản từ khoảng thế kỷ thứ 12, sau đó phát triển mạnh mẽ ở đất nước này. Từ “Zen” xuất phát từ từ “Dhyana” trong tiếng Phạn, có nghĩa là thiền định hoặc trạng thái tập trung sâu. Zen nhấn mạnh sự tập trung, tĩnh lặng và thực hành thiền để đạt được sự tỉnh thức.

Phong cách Zen trong thiết kế nội thất là gì?

Zen là một phương pháp thiền đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng và Trung Quốc, sau này phát triển một cách độc đáo tại đất nước mặt trời mọc Nhật Bản. Zen không chỉ nhấn mạnh đến thiền định, chánh niệm mà còn về lối sống hoà hợp với thiên nhiên. Triết lý Zen thiên hướng đến việc tìm kiếm sự cân bằng, hoà bình và tĩnh lặng từ bên trong. Điều này thể hiện qua phong cách thiết kế mang nét đặc trưng bởi vật liệu thiên nhiên, đường nét đơn giản và sự tối giản.

Phong cách Zen mang nét truyền thống châu Á, thể hiện qua các nội thất được làm từ tre, giấy shoji hay đá…, kết hợp với các yếu tố tự nhiên khác như cây cối, hoa, nước… Màu sắc trung tính cũng là những nét đặc trưng tạo nên phong cách Zen. Ánh sáng tự nhiên cũng được ưu tiên để tạo không khí ấm áp và lôi cuốn. Zen mang lại sự bình yên, trạng thái tĩnh lặng và thư giãn cho ngôi nhà.

Đặc điểm của phong cách Zen trong thiết kế nội thất

1.   Ánh sáng tự nhiên

Phong cách Zen khai sáng ngôi nhà bằng ánh sáng tự nhiên. Ngôi nhà có thể có nhiều không gian mở để tiếp nhận ánh sáng tự nhiên kết hợp với ánh sáng nhân tạo mô phỏng ánh sáng ban ngày sẽ tạo nên bầu không khí ấm cúng.

Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng trong phong cách Zen. Nếu bạn muốn thể hiện đúng tinh thần phong cách Zen, ánh sáng không nên quá chói hoặc quá tối, độ sáng và màu sắc nên tương đồng với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày.

2.   Màu sắc trung tính

Thiên nhiên là trung tâm của phong cách Zen trong thiết kế nội thất, điều này thể hiện qua bảng màu Zen thường xoay quanh các màu sắc tự nhiên. Chính vì thế, bạn nên chọn nội thất có màu sắc trung tính và tự nhiên. Các tông màu nhẹ nhàng là sự lựa chọn tuyệt vời, chẳng hạn như trắng, các sắc thái khác nhau của be và xám.

Để không gian có thêm điểm nhấn hơn, bạn có thể chọn tông màu tự nhiên đậm hơn một chút như xanh lá cây, vàng, xanh lam…

3.   Chất liệu thiên nhiên

Nội thất làm từ vật liệu thiên nhiên sẽ thể hiện rõ tinh thần phong cách châu Á Zen. Nó mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng và ấm cúng cho ngôi nhà của bạn, giúp chúng ta cảm thấy thư giãn mỗi lần trở về tổ ấm.

Bạn có thể chọn lựa cải loại vải như cotton, vải lanh, len… cho các vật dụng như gối, khăn trải bàn, rèm… Gỗ và tre là các vật liệu tự nhiên không thể không nhắc đến khi nói về phong cách Zen.

4.   Đơn giản và tối giản

Vì Zen nhấn mạnh sự tĩnh lặng và cân bằng nên giữ cho ngôi nhà của bạn tối giản và ngăn nắp là điều rất quan trọng. Ở ngôi nhà theo phong cách Zen sẽ không có quá nhiều tranh ảnh treo trên tường, cũng không có nhiều đồ trang trí. Ngôi nhà ít đồ đạc, thoáng mát và gọn gàng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chất lượng hơn số lượng. Tất cả tạo nên một không gian mời gọi bạn thư giãn và hít thở dễ dàng.

5.   Không gian mở

Không gian mở trong phong cách Zen không chỉ là về diện tích mà còn là về sự tự do về mặt cảm xúc. Việc biến một căn phòng khách lộn xộn thành một không gian mở, thoáng đãng giống như xua tan sương mù trong tâm trí.

Ngôi nhà có không gian mở sẽ dễ đón ánh sáng tự nhiên, kết hợp với đồ đạc ở mức tối giản giúp không gian mang lại sự thư thái cho bất cứ ai.

6.   Cho phép đi chân trần

Việc được phép đi chân trần trong nhà ở giúp chúng ta thoải mái và kết nối tốt hơn với thiên nhiên. Điều này cũng phổ biến ở các nước châu Á. Chính vì thế, những ngôi nhà mang phong cách Zen thường được thiết kế sàn gỗ, nhựa hoặc thảm có màu sắc trung tính hoà hợp với nội thất.

Delulu là gì? Delulu có lợi cho công việc hay không?

Nếu bạn là một người yêu thích mạng xã hội, đặc biệt là Tik Tok thì có thể bạn đã nghe qua cụm từ “delulu”. Tuy là một từ lóng của giới trẻ bắt nguồn từ việc “ảo tưởng” nhưng lại có thể giúp ích chúng ta trên con đường sự nghiệp.

Delulu là gì?

Delulu là một từ lóng có nguồn gốc từ “delusional”, có thể được dịch là ảo tưởng.

Delulu có nguồn gốc từ những người hâm mộ trong cộng đồng fan Kpop từ khoảng năm 2014. Thuật ngữ này được dùng rộng rãi trên mạng xã hội để mô tả những hâm mộ có niềm tin, ước mơ hoặc tưởng tượng về những điều không thực tế về thần tượng của mình, những người nổi tiếng hoặc người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội mà họ yêu thích. Năm 2022, thuật ngữ “delulu” trở thành cụm từ xu hướng trên Tik Tok, dùng để làm nổi bật trí tưởng tượng, sự kỳ vọng được phóng đại hay để chỉ những người mơ mộng, nghĩ về tương lai quá xa vời.

Câu nói “delulu is the solulu” là cách nói hài hước của “Delusion is the solution”, có thể được hiểu là “Ảo tưởng chính là cách giải quyết vấn đề của bạn”. Tuy delulu cũng hay được dùng theo cách chế giễu những người lạc quan và ảo tưởng quá mức về vấn đề nào đó, nhưng đối với giới trẻ gen Z lại là một tư duy mới, tương tự như manifestation – Luật hấp dẫn.

Delulu trong công việc liệu có mang lại lợi ích gì hay không?

Delulu là “ảo tưởng” về những điều tốt đẹp hơn và những suy nghĩ tích cực cũng có thể mang lại cho ta nhiều lợi ích. Không chỉ giúp tinh thần cảm thấy tốt hơn, những suy nghĩ tích cực còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe của ta. Vì thế, ở một khía cạnh, delulu góp phần giảm căng thẳng, năng suất làm việc cao hơn và khả năng giải quyết vấn đề cũng dễ dàng hơn.

Ví dụ có thể kể đến như một người dùng trên Tik Tok có biệt danh The Luxury Ink, cô có niềm tin vào delulu và giữ cho mình thái độ tích cực khi làm việc. Nó đã giúp cô thay đổi cuộc sống từ một người vô gia cư thành người sở hữu doanh nghiệp trị giá bảy chữ số.

Bất kỳ ai cũng có thể “delulu”: theo đuổi ước mơ cho đến khi chúng thành hiện thực. Nhiều nghiên cứu cho thấy những suy nghĩ tích cực giúp giảm lo âu, suy nghĩ tiêu cực đến bản thân. Những yếu tố này thường kìm hãm chúng ta, khiến ta không dám bước ra khỏi vòng an toàn. Những lúc này, hành vi delulu sẽ trở nên quan trọng và có ích hơn.

Việc ở trong vùng an toàn quá lâu cũng là mối nguy tiềm ẩn của người lao động, nó là nguyên nhân của sự trì trệ, không phát triển bản thân học hỏi thêm kỹ năng mới, kiến thức mới.

Delulu có mặt tiêu cực nào không?

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực đến công việc, delulu cũng có những khía cạnh tiêu cực khác. Vốn sự ảo tưởng không phải lúc nào cũng mang hàm ý tốt, mà nó thường được cho là gắn liền với sự tự phụ, niềm tin sai lầm dẫn đến bản thân dễ mắc lỗi. Khi ta không kiểm soát tốt bản thân về sự tự tin, lạc quan quá mức có thể dẫn đến trường hợp tự mãn trong công việc, hiệu suất và hiệu quả công việc cũng bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực.

Một số phương thức tư duy tích cực khác

1.   Eustress – Căng thẳng tích cực

Khái niệm eustress xuất hiện từ những năm 1970, chỉ một loại căng thẳng dẫn đến những phản ứng tích cực. Ngược lại với eustress là distress – cảm xúc hay suy nghĩ khó chịu, có tính tiêu cực.

Eustress thường xảy ra khi ta bắt đầu một công việc mới, thực hiện những thách thức nhỏ hay có những trải nghiệm mới. Tại nơi làm việc, eustress giúp ta có động lực làm việc để hoàn thành công việc hiệu quả hơn, dám thử những điều mới mới mẻ hay nghĩ ra các hướng giải quyết mới. Bên cạnh đó, eustress còn giúp ta tập trung tốt hơn, thúc đẩy ta theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp.

2.   Humor – Tính hài hước

Sự hài hước, tính tình vui vẻ trong môi trường làm việc không chỉ giúp bản thân mà mọi người xung quanh cũng giữ được thái độ tích cực, giảm căng thẳng để vượt qua những khó khăn trong công việc.

3.   Gratitude – Lòng biết ơn

Đây là một tư duy tuyệt vời để áp dụng tại bất kỳ nơi làm việc nào, đặc biệt là những môi trường làm việc căng thẳng. Cảm thấy biết ơn với những gì bản thân đang có hay những gì người khác giúp đỡ mình khi gặp khó khăn sẽ giúp cho tâm trí thoải mái, gắn bó hơn là lòng đố kỵ, cảm giác bất công.

Bằng cách nhìn vào mặt tích cực, ta có thể giúp xây dựng và duy trì tư duy tích cực ở bản thân và mọi người xung quanh, từ đó những căng thẳng, thử thách trong công việc cũng được giải quyết nhanh chóng và tốt nhất.

Truy lĩnh là gì? Nguyên nhân và quy trình truy lĩnh lương

Truy lĩnh có lẽ là một khái niệm khá mới đối với nhiều người, đặc biệt là những người mới bước chân vào thị trường lao động. Qua bài viết dưới đây, ta hãy cùng tìm hiểu truy lĩnh là gì? Nguyên nhân và quy trình truy lĩnh lương nhé.

Truy lĩnh là gì?

Truy lĩnh là thuật ngữ nói về việc theo đuổi một sự việc hoặc một người nào đó để đòi hỏi quyền lợi, công lý, hoặc để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Trong lĩnh vực nhân sự và quản lý lương, truy lĩnh được dùng để chỉ việc tăng lương cho người lao động theo thời gian làm việc, kinh nghiệm cùng với các tiêu chí khác tuỳ theo tổ chức, doanh nghiệp quy định.

Lương truy lĩnh là sự chênh lệch giữa mức lương hiện tại của người lao động với mức lương thực lĩnh của các tháng trước đó. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do khi nhân viên của tổ chức, doanh nghiệp đã trải qua quá trình điều chỉnh lương, có thể do quyết định nâng bậc lương hoặc tăng lương cơ sở. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, các căn cứ để tính và thanh toán lương cho nhân viên có thể chưa đủ hoặc không kịp thời. Các tổ chức, doanh nghiệp phải tính lại lương cho người lao động để bù đắp sự chênh lệch giữa các mức lương. Lương truy lĩnh được tính theo quy trình cụ thể.

Bên cạnh truy lĩnh lương từ doanh nghiệp, người lao động còn có thể truy lĩnh tiền từ bảo hiểm xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến truy lĩnh lương là gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc chi trả đầy đủ lương cho nhân viên bị trì hoãn hoặc thiếu sót. Sau đây là một số lý do thường thấy dẫn đến việc truy lĩnh lương:

  • Điều chỉnh chế độ lương: Trong quá trình điều hành và hoạt động, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ có những lúc cần thay đổi chính sách, lương thưởng, phúc lợi cho người lao động để phù hợp với thị trường lao động. Điều này dẫn đến mức lương cơ bản, hoặc phụ cấp, thưởng của nhân viên bị điều chỉnh nên nhân viên chưa thể nhận đủ lương ngay được.
  • Tăng lương: Trường hợp người lao động được nâng lương theo quyết định của cấp trên hay do tăng mức lương cơ sở, nhưng thời điểm trả lương chưa có đủ căn cứ để tính toán.
  • Sai sót khi tính lương: Điều này có thể xảy ra ở bất cứ doanh nghiệp nào và nguyên nhân có thể do tính nhầm phụ cấp, tính ngày công sai sót… Dẫn đến mức lương của nhân viên thấp hơn lương thực tế.

Quy trình truy lĩnh lương

1.   Trường hợp: nâng lương

Trong quá trình truy lĩnh lương trường hợp nâng lương, lãnh đạo của tổ chức, doanh nghiệp sẽ đưa ra cho kế hoạch nâng lương cho nhân viên thuộc từng phòng ban. Quy trình gồm:

  • Phòng tổ chức hoặc phụ trách nhân sự thông báo kế hoạch nâng lương cho các phòng ban.
  • Các phòng ban họp, lập danh sách đề nghị xét nâng lương cho từng cá nhân, kèm theo giấy tờ chứng minh thành tích và sự cố gắng trong công việc, gửi cho phòng tổ chức cán bộ.
  • Phòng nhân sự tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị nâng lương, thực hiện họp để thống nhất kết quả xét duyệt.
  • Phòng dân sự tổng hợp danh sách xét duyệt và gửi đến lãnh đạo đơn vị để thành lập Hội đồng xét nâng lương.
  • Hội đồng xét nâng lương xem xét hồ sơ theo danh sách đề nghị và ký duyệt quyết định nâng lương.
  • Danh sách được trả về phòng tổ chức, thông báo kết quả đến các phòng ban và đơn vị dự toán
  • Phòng nhân sự gửi quyết định nâng bậc lương cho các phòng ban, cá nhân, phòng kế toán để tính lương và cơ quan bảo hiểm để cập nhật mức đóng bảo hiểm
  • Kế toán cập nhật hệ số lương mới để tính lương cho tháng mới, xác định số tháng được truy lĩnh lương của nhân sự
  • Kế toán tiền lương chuyển bảng tính lương truy lĩnh tới thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng phê duyệt

2.  Trường hợp: nâng lương cơ sở

Quy trình xét duyệt tiền lương truy lĩnh trường hợp nâng lương cơ sở dựa trên thông báo về thay đổi mức lương cơ sở, được hướng dẫn theo công văn của tổ chức, doanh nghiệp. Quy trình cụ thể như sau:

  • Cập nhật mức lương cơ sở mới.
  • Dựa vào văn bản hướng dẫn của tổ chức, doanh nghiệp, kế toán sẽ thông báo mức lương cơ sở mới cho người lao động và cán bộ viên chức trong đơn vị, áp dụng cho tháng tiếp theo.
  • Kế toán xác định số tháng được truy lĩnh, lập bảng tính lương truy lĩnh cho nhân sự
  • Kế toán sẽ xác định số tháng được xét duyệt truy lĩnh lương, kèm theo việc lập bảng tính và tiến hành tính toán tiền lương truy lĩnh cho cán bộ và người lao động.
  • Phê duyệt và chuyển bảng tính.
  • Sau khi hoàn tất quy trình tính toán, bảng tính sẽ được chuyển đến kế toán trưởng và thủ trưởng để thực hiện quá trình phê duyệt.

Bonding là gì? Lợi ích của bonding đối với doanh nghiệp

Bonding là gì? Lợi ích của bonding đối với doanh nghiệp

Bên cạnh việc phát triển hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp còn luôn tìm cách gắn kết nhân viên và cải thiện môi trường làm việc. Từ đó, bonding được nhiều tổ chức, doanh nghiệp chú trọng hơn. Vậy bonding là gì? Vì sao nên có các hoạt động bonding? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bonding là gì?

Bonding là khái niệm đề cập đến việc gắn kết giữa các nhân viên, phát triển mối quan hệ theo hướng tích cực, giúp họ trở thành những người có khả năng hợp tác tốt trong công việc.

Các thành viên trong một tổ chức giống như những mảnh ghép tạo nên doanh nghiệp. Các mảnh ghép phù hợp và gắn kết sẽ tạo nên bức tranh hoàn hảo. Bonding được xem là hoạt động giúp nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp xây dựng lòng tin và cải thiện giao tiếp. Từ đó đội nhóm phát triển mạnh mẽ hơn, đạt hiệu quả công việc tốt hơn.

Lợi ích của bonding đối với tổ chức, doanh nghiệp

Sau đây là một số lợi ích nổi bật mà hoạt động bonding đem lại tổ chức, doanh nghiệp:

1.   Sự tin tưởng và hợp tác

Sự tin tưởng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc gắn kết giữa các nhân viên. Trong bất kỳ môi trường làm việc nào, lòng tin là một phần thiết yếu. Khi nhân viên dành cho nhau sự tin tưởng nhất định, việc hợp tác trong công việc sẽ hiệu quả hơn, nó giúp nhân viên chia sẻ những ý tưởng, kiến thức một cách cởi mở và hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung. Lòng tin là chất keo gắn kết các nhóm lại với nhau, cho phép họ hoạt động như một đơn vị gắn kết.

2.   Nâng cao tinh thần làm việc

Một môi trường làm việc lành mạnh, có sự hỗ trợ, tương tác qua lại nhờ vào mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa đồng nghiệp sẽ tác động một cách tích cực đến tinh thần và sự hài lòng trong công việc của mỗi cá nhân. Điều này giúp giảm căng thẳng, áp lực trong công việc, đồng thời tăng sự hài lòng, nhờ đó hiệu suất công việc cũng được cải thiện.

3.   Tăng thêm sự sáng tạo

Khi nhân viên được làm việc trong môi trường tích cực và ý kiến của họ luôn được tôn trọng, họ sẽ có thêm động lực và mạnh dạn đưa ra những ý tưởng mang tính sáng tạo hơn. Ngược lại, khi nhân viên cảm thấy mình không có tiếng nói hay được trân trọng tại nơi làm việc, họ sẽ trở nên rụt rè hơn và khó có thể mở lòng.

4.   Giải quyết xung đột

Xung đột là một phần tự nhiên ở bất kỳ nơi làm việc nào. Tuy nhiên, chúng có thể mang tính xây dựng hoặc có hại đến môi trường làm việc, tùy thuộc vào cách chúng ta xử lý chúng ra sao. Bonding giúp nhân viên phát triển kỹ năng giải quyết xung đột. Khi các thành viên hiểu hơn về tính cách, phong cách làm việc của nhau, họ có thể thấu hiểu và có những hành vi phù hợp. Từ đó, các thách thức và xung đột được giải quyết theo cách tích cực và phù hợp.

Chìa khoá để giải quyết xung đột là lắng nghe nhu cầu của nhau, tôn trọng các ý kiến có tính khác nhau, biết lắng nghe và giao tiếp cởi mở hơn.

5.   Khuyến khích sự đa dạng và hoà nhập

Ngày nay, các doanh nghiệp luôn khuyến khích sự đổi mới trong công cuộc phát triển. Bonding giúp thúc đẩy một môi trường hòa nhập, nơi các nhân viên đến từ nhiều lĩnh vực, nền tảng khác nhau có thể gắn kết và học hỏi lẫn nhau. Bonding sẽ giúp phá vỡ rào cản và tạo nên văn hoá nơi sự khác biệt được tôn trọng thay vì bị coi là trở ngại.

Một số hoạt động bonding phổ biến

1.   Dùng bữa cùng nhau

Hoạt động bonding đơn giản nhất có thể thực hiện đó là các thành viên ngồi lại cùng nhau dùng bữa, đó có thể là bữa trưa trong giờ nghỉ hay bữa tối sau giờ làm. Không quan trọng là mọi người người cùng nhau nấu nướng hay gọi đồ ăn, đến quán, miễn là mọi người có thể ngồi lại với nhau, thư giãn và trò chuyện, tìm hiểu về tính cách của nhau.

Bạn không cần phải chia sẻ quá nhiều về gia đình hay những điều mang tính cá nhân. Mọi người có thể trao đổi về công việc, sở thích, dự định tương lai hay các mẩu chuyện nhỏ xung quanh cuộc sống cũng đủ để mọi người hiểu nhau hơn.

2.   Chuyến nghỉ dưỡng ngắn

Để tạo sự mới mẻ, đội nhóm có thể tổ chức một chuyến đi ngắn ra khỏi văn phòng làm việc như đi camping, chuyến đi biển hay đến địa điểm nào đó để khám phá một văn hoá mới. Hoạt động bonding này mang mọi người đến một cuộc hành trình mới, là cơ hội để các thành viên thoải mái thể hiện tính cách thường ngày và kinh nghiệm sống.

Được trò chuyện với nhau nhiều hơn, đa dạng chủ đề hơn cũng là cách hiệu quả để gắn kết các thành viên lại với nhau.

3.   Làm từ thiện

Các hoạt động từ thiện không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng mà cũng giúp các thành viên nâng cao tinh thần đồng đội. Để tổ chức một buổi từ thiện, các thành viên phải cùng nhau lên ý tưởng, chuẩn bị quà, lên kế hoạch di chuyển… Đây đều là những hoạt động đòi hỏi sự hợp tác và thấu hiểu cao.

Millennials là gì? Đặc trưng tính cách thế hệ gen Y

Millennials là gì? Thuật ngữ Millennials có bắt nguồn từ Phương Tây, tuy nhiên nó cũng xuất hiện khá nhiều tại Việt Nam. Millennials được đặt cho một thế hệ gắn liền với một độ tuổi nhất định. Được biết, thuật ngữ này được phân loại không chỉ dựa vào thời điểm con người đó bắt đầu sinh ra, mà còn phải xét đến những khía cạnh về tính cách tập quán đa dạng.

Để hiểu rõ hơn tên gọi Millennials là gì? Trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ này. Để xem nó thế hệ Millennials có khác gì với những thế hệ khác hay không? Đặc biệt hơn là thế hệ này, có những đặc điểm gì khác với thế hệ gen Z phổ biến hiện nay? Từ đó chúng ta có thể hiểu rõ hơn đặc trưng phong cách mỗi thế hệ, có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

Khái niệm về thế hệ Millennials?

Thế hệ Millennials chỉ thế hệ những người sinh từ năm 1980 đến đầu năm 2000. Tính đến thời điểm năm 2022, thế hệ Millennials có độ tuổi trung bình từ 22 đến 42 tuổi. Millennials còn được nhắc đến với cái tên là thế hệ gen Y.

Đây là độ tuổi được tiếp nhận nguồn tri thức tiến bộ, cùng với việc am hiểu những kỹ thuật công nghệ hiện đại giúp họ có nhiều thành công trong cuộc sống. Đồng thời tại năm 2022, thế hệ này đang là lực lượng lao động chính. Tại Việt Nam có đến 35% dân số thuộc vào thế hệ gen Y.

Thế hệ gen Y có những đặc điểm gì?

Về vấn đề giao tiếp, đa số gen Y có giờ làm việc khá linh hoạt, và họ có nhiều giờ làm việc văn phòng hơn. Cho nên hình thức giao tiếp chủ yếu của họ thông qua nói chuyện trực tiếp, kèm theo hình thức trò chuyện thông qua email và tin nhắn từ các nền tảng mạng xã hội khác. Phần lớn gen Y có nhiều hướng phát triển. Tuy nhiên, họ có tư tưởng thích được làm chủ cuộc sống, làm chủ công việc hơn là là làm nhân viên lâu dài.

Họ nhận thức được những lợi ích từ việc tiếp thu thông tin trên các nền tảng thông tin khác nhau. Thế nhưng, họ ít khi bị ảnh hưởng quá nhiều vào những ứng dụng công nghệ. Vì độ tuổi của họ sinh ra và lớn lên ở thời điểm kinh tế bắt đầu phát triển và hội nhập. Thời điểm đó, việc giao thoa văn hóa và tiếp xúc công nghệ chỉ mới là nền tảng phát triển ban đầu. Thế hệ Millennials có nhiều thời gian tận hưởng cuộc sống nói không với công nghệ. Họ biết cách trung hòa cuộc sống giữa hiện tại và quá khứ, trân trọng những gì đã qua và học cách tiếp thu tồn tại với sự phát triển của xã hội hiện đại.

Hơn hết, Millennials có mong muốn được sống cân bằng với một lối sống lành mạnh hơn. Họ cũng mong muốn có được những sản phẩm phục vụ nhiều hơn cho cộng đồng gen Y trải nghiệm. Nói chung, thế hệ gen Y tại Việt Nam hiện nay được xem là thế hệ được sống trọn vẹn cuộc sống xã hội những ngày mới phát triển và cuộc sống hiện đại thời đại 4.0. Vì vậy, họ luôn sáng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mang tính kết nối cộng đồng, đề cao tính thuận tiện cho cuộc sống này.

Sự khác nhau giữa gen Y và gen Z hiện nay?

Điểm khác biệt lớn nhất chính là độ tuổi, trong khi gen Y có độ tuổi trung bình 35, thì gen Z có độ tuổi trung bình là 20. Sự khác biệt về độ tuổi dẫn đến những khác biệt về tính cách và cách mà hai thế hệ tiếp nhận những thông tin. Khi gen Y thích sử dụng facebook, Twitter, Yahoo thì gen Z lại thích Youtube, Tik Tok, Instagram,…

Gen Z thích những nội dung ngắn gọn, bắt trend với những nội dung hài hước mang tính viral cao. Còn gen Y thì hướng đến những nội dung dài, có tính xây dựng và kết nối thông tin theo hình thức lan tỏa thông điệp. Gen Z chú trọng đến mối quan hệ xã hội nhiều hơn, trong khi gen Y lại chú trọng đến việc tìm về cái tôi tinh thần và cải thiện những mối quan hệ gia đình và công việc.

Gen Z thích sự sáng tạo và họ cũng là những người sáng tạo không ngừng. Còn gen Z thì luôn muốn trở thành đại diện tiên phong, làm chủ trào lưu khai sáng kinh tế hay phát triển những ứng dụng xã hội với mục đích hướng về cộng đồng là gen Z nhiều hơn. 

Từ đó, chúng ta cũng có thể thấy được sự khác biệt giữa hai thế hệ này, mang tính hỗ trợ với nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt trong phong cách của họ, lại ảnh hưởng khá nhiều đến vấn đề kinh doanh của những doanh nghiệp hiện tại.

Để tiếp cận gen Y thành công, bản thân những người làm kinh doanh cần phải tìm kiếm những giải pháp mang tính lâu dài hơn. Vì đây là thế hệ đang đóng vai trò lao động chính cho xã hội. Vì vậy, họ luôn cần đến sự đảm bảo, những giải pháp mang tính chắc chắn và cam kết hơn.

Nếu như bạn đang tìm kiếm thông tin liên quan đến hành vi mua hàng của gen Y. Hy vọng bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Millennials là gì? Từ đó, giúp bạn có thêm những định hướng đúng đắn trong việc phân tích tâm lý khách hàng. 

Học quản trị khách sạn ra làm gì? Mức lương ngành quản trị khách sạn cao hay thấp?

Học quản trị khách sạn ra làm gì? Trong những năm gần đây, công việc liên quan đến ngành quản trị khách sạn được nhiều người quan tâm. Điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế Việt Nam, khi đất nước ta không ngừng tạo điều kiện mở rộng ngành dịch vụ du lịch ngày một mạnh mẽ hơn. Mặc khác so với mặt bằng chung, lựa chọn học ngành quản trị khách sạn cũng tạo ra nhiều hướng đi đa dạng để các bạn trẻ lựa chọn.

Vậy học quản trị khách sạn ra làm gì? Yêu cầu của nghề nghiệp này không chỉ hướng đến việc phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực nhà hàng du lịch là chính. Khi đăng ký học chuyên ngành quản trị khách sạn, bạn sẽ được đào tạo rất nhiều những kỹ năng cần thiết phục vụ cho nhiều công việc khác nhau. Bên cạnh đó, bạn còn được huấn luyện về các quy tắc ứng xử, học cách giải quyết vấn đề và đi kèm đó là khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo để xin việc bất kỳ ngành nghề nào khác.

Điểm nổi bật của ngành quản trị khách sạn là gì?

Như chúng tôi đã trình bày, ngành học này không chỉ đào tạo về mặt chuyên môn mà còn tạo điều kiện để sinh viên tiếp thu tất cả những kiến thức kỹ năng sống đa dạng. Đồng thời, khi tham gia học tập chuyên ngành quản trị khách sạn, sinh viên còn phát triển rất nhiều về khả năng sử dụng ngoại ngữ.

Đây chính là một lợi thế, tạo nên sự tự tin của sinh viên quản trị khách sạn. Dù tương lai bạn có đồng hành với ngành nghề này hay không? Hoặc là chuyển hướng làm việc sang một lĩnh vực khác, cũng khá dễ dàng hơn. Một trong những điểm nổi bật nửa của ngành học này chính là, sinh viên có cơ hội thực tập và làm việc trong môi trường làm việc trong và ngoài nước.

Mặc khác, sinh viên cũng có thể vừa học vừa làm, để trang trải thêm chi phí và tích lũy kinh nghiệm thực tế nhiều hơn. Do đó, đa số sinh viên ngành quản trị khách sạn đều có khả năng chủ động học tập và độc lập về kinh tế từ sớm. Đó cũng là một trong những lý do, giúp họ tìm kiếm cho mình nhiều cơ hội việc làm ngay khi ra trường.

Chính vì họ có điều kiện làm quen với môi trường công việc từ sớm. Cho nên, khi ra trường phần lớn những sinh viên này đều có được cơ hội thăng tiến cao trong công việc ở độ tuổi khá trẻ. Học ngành quản trị khách sạn ra làm gì? Giờ đây, điều đó không còn là rào cản quá lớn nếu như bạn biết cách nắm bắt cơ hội từ sớm. Dưới đây, là một số những vị trí công việc mà sinh viên học quản trị khách sạn có thể đảm nhận trong tương lai.

Công việc khu nghỉ dưỡng và khách sạn

Công việc được xem là phù hợp nhất với ngành học quản trị khách sạn chính là làm việc khu du lịch, nhà hàng hay khách sạn. Bạn có thể đảm nhận công việc sale, quản trị nhân lực, nhân viên marketing cho khách sạn. Thậm chí là công việc phục vụ cao cấp, lễ tân hay quản lý trong khách sạn quy mô lớn hay nhỏ.

Nghề tổ chức sự kiện

Với những bạn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị khách sạn, bạn có thể chủ động xin vào làm việc lĩnh vực truyền thông, tổ chức sự kiện. Hoặc làm việc tại các công ty chuyên về tổ chức sự kiện kinh doanh, triển lãm, sự kiện giải trí,… Bạn có thể làm công việc của quản lý chương trình, điều hướng sự kiện, nhân viên sale,…

Du lịch

Công việc liên quan đến lĩnh vực du lịch cũng là một trong những lựa chọn thú vị cho những bạn trẻ tốt nghiệp chuyên ngành quản trị khách sạn hiện nay. Bạn có thể đảm nhận vị trí nhân viên marketing, nghiên cứu thị trường, tư vấn khách hàng, quản lý nhà hàng khách sạn hoặc khu resort.

Mức lương dành cho ngành quản trị khách sạn cao hay thấp?

Hầu hết những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này, đều có rất nhiều những lựa chọn khác nhau. Bạn có thể theo đuổi công việc đúng chuyên môn, tuy nhiên cũng có nhiều hướng rẽ phát triển lĩnh vực kinh doanh, truyền thông và marketing,… Cụ thể mức lương dành cho ngành quản lý, giám sát chăm sóc khách hàng của nhân viên tại các khu du lịch nhà hàng hiện nay là 7 đến 10 triệu đồng/ tháng.

Đây là mức lương cứng cơ bản dành cho công việc, của sinh viên tốt nghiệp quản trị khách sạn. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại những khách sạn, resort 4, 5 sao mức lương có thể cao hơn. Do có bổ sung thêm khoảng tiền service charge, tiền tips…

Còn nếu bạn làm việc tại các cơ sở nhỏ chỉ có lương khởi điểm và phụ cấp. Với chức vụ quản lý trở lên, mức lương có thể tăng lên từ 15 đến 20 triệu đồng/ tháng. Với vai trò giám đốc hoặc quản lý cấp cao hơn mức lương có thể lên đến 50 triệu đồng/ tháng.

Làm gì để hạn chế khả năng thất nghiệp khi học ngành quản trị khách sạn hiện nay?

Nói chung ngành quản trị khách sạn, là ngành học vừa hỗ trợ sinh viên những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết của một nhân viên khách sạn thật thụ. Vì tính chất công việc, cho nên những sinh viên tốt nghiệp ngành học này thường phải học song song lý thuyết lẫn thực hành để nâng cao tay nghề và tích lũy kinh nghiệm.

Vì vậy, trước khi ra trường bạn đã có thể tìm kiếm được việc làm. Sinh viên ngành quản trị khách sạn sẽ có điều kiện tiếp xúc môi trường làm việc thực tế nhiều hơn. Cho nên, bạn có điều kiện trau dồi kiến thức và nâng cao tay nghề để có hướng phát triển tốt nhất cho bản thân.

Tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn mới ra trường sẽ khó đảm nhận vị trí cao từ cấp quản lý, giám đốc trở lên. Thế nhưng bạn cũng đừng quá thất vọng, vì cơ hội nghề nghiệp lĩnh vực này rất là rộng mở. Chỉ cần bạn kiên nhẫn và nỗ lực chăm chỉ làm việc, cơ hội thăng tiến sẽ đến với bạn sớm hơn. Hy vọng, với những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi học ngành quản trị khách sạn làm gì bạn nhé!

Ban truyền thông là gì? Điều kiện để làm việc tại ban truyền thông là gì?

Ban truyền thông là gì? Có thể nói công việc truyền thông là một trong số những công việc rất hấp dẫn giới trẻ hiện nay. Hầu như tại những doanh nghiệp lớn nhỏ, không thể thiếu được bộ phận truyền thông. Đây chính là bộ phận quan trọng chịu trách nhiệm thông tin và công tác truyền thông của doanh nghiệp. Thiếu đi bộ phận này, doanh nghiệp sẽ đánh mất khá nhiều yếu tố cạnh tranh nhất định trên thương trường.

Để hoạt động trong ngành truyền thông cho những tập đoàn lớn là điều không hề dễ dàng. Ứng viên phải đáp ứng được những tiêu chí nhất định, mà doanh nghiệp đặt ra. Đồng thời, bạn cũng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khá lớn. Vì vậy, trước khi ứng tuyển vào vị trí này bạn phải hiểu rõ ban truyền thông là gì? Đây là cách để bạn có cách tiếp cận với công việc tốt nhất.

Ban truyền thông là gì?

Ban truyền thông hoạt động cho các tổ chức, doanh nghiệp và công ty với quy mô khác nhau. Nói một cách chính xác, ban truyền thông chính là bộ phận đại diện cho tổ chức, đơn vị và công ty doanh nghiệp để truyền tải những thông tin đến với đông đảo công chúng và xã hội. Đây chính là bộ phận đóng vai trò sáng tạo phụ trách mọi công tác truyền thông.

Những công việc liên quan đến ban truyền thông chủ yếu là cung cấp thông tin đến khách hàng. Họ phụ trách xây dựng nội dung và xây dựng những chiến lược truyền thông, thiết kế hình ảnh và đầu tư sản xuất những chương trình, video quảng cáo.

Mục đích hoạt động chính của ngành truyền thông chính là mang đến những thông tin hữu ích với chất lượng nội dung tốt nhất đến với khách hàng mục tiêu. Làm nổi bật sản phẩm, dịch vụ và chủ đề hướng đến, để tăng mức độ nhận diện thương hiệu, nhân vật và câu chuyện được nhắc đến.

Công việc cụ thể của ban truyền thông là gì?

Nhắc đến công việc của ban truyền thông sẽ được chia ra làm 2 phần cơ bản. Trong đó, bao gồm hoạt động liên quan đến nội dung và kỹ thuật. Từng công việc sẽ có những mảng cụ thể riêng biệt như sau:  

Phần nội dung:

Chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách phần nội dung, đăng bài đăng tin, hình ảnh và xây dựng clip. Đồng thời, bạn còn phải xây dựng chiến lược, lên kế hoạch nội dung, lên ý tưởng thông điệp mang tính chất thực tế nhất đến với công chúng.

Bên cạnh đó, ban truyền thông phụ trách nội dung còn phải lên kế hoạch cho những sự kiện lớn, những event,… Tạo dựng những chuyên mục tin tức và phát triển thông tin trên những nền tảng khác nhau.

Phần kỹ thuật

Riêng về phần kỹ thuật, bạn phải chịu trách nhiệm thiết kế hồ sơ và kêu gọi nhà tài trợ, thư mời cho đối tác, thư cảm ơn sau mỗi sự kiện.

Trực tiếp chịu trách nhiệm in ấn các ấn phẩm truyền thông, hỗ trợ kỹ thuật cho các sự kiện khác nhau.

Thực hiện chỉnh sửa những video, hình ảnh, âm thanh và những thiết bị công cụ kỹ thuật cho các ấn phẩm của các chương trình truyền hình.

Những điều kiện cần thiết để làm việc tại ban truyền thông là gì?

Điều kiện làm việc tại ban truyền thông tại các công ty, doanh nghiệp và tập đoàn lớn hiện nay khá đa dạng. Mỗi đơn vị sẽ có những tiêu chí tuyển dụng riêng biệt, tuy nhiên chung quy lại sẽ có những yêu cầu cơ bản cho công việc này như sau:

Bạn cần có chuyên môn về ngành truyền thông theo từng lĩnh vực nhất định. Kinh nghiệm làm việc tại những đơn vị với vị trí tương đương. Quan trọng nhất, là bạn phải là người chủ động cập nhật nhanh những xu hướng truyền thông. Luôn luôn nắm bắt được những trào lưu mới nhất trong cách xây dựng nội dung.

Thông thường, để làm việc tại ban truyền thông bạn phải có sức trẻ và tinh thần làm việc năng động để có thể nhanh chóng truyền tải thông tin đến người đọc. Để có thể ra đời một ấn phẩm truyền thông hoàn chỉnh, bạn cần phải nỗ lực tận dụng tất cả những kỹ năng vốn có.

Vị trí công việc này, rất phù hợp với những bạn trẻ có niềm đam mê truyền thông và công tác báo chí. Truyền thông là một ngành nghề mới lạ và khá hiện đại, tuy nhiên nó được xem là công việc quan trọng để hỗ trợ những bộ phận khác phát triển. 

Điều kiện quan trọng hơn hết, để làm việc tại ngành truyền thông chính là phải thành thạo những phần mềm kỹ thuật. Biết sử dụng những máy móc như máy ảnh, máy in,… Công việc này đòi hỏi ứng viên phải nỗ lực không ngừng nghỉ, luôn cập nhật cho mình những thông tin mới. Nhất là phải có tinh thần cống hiến cao, yêu nghề và có trách nhiệm cao với công việc.

Như vậy, chúng tôi đã trình bày những nội dung liên quan đến ban truyền thông là gì? Hy vọng, với những chia sẻ qua bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về tính chất công việc của ngành truyền thông. Từ đó, đưa ra cho mình những sự lựa chọn công việc phù hợp nhất, với thế mạnh của bản thân mình nhiều hơn. 

Ca xoay là gì? Tại sao phải phân chia ca làm việc? Người lao động phân ca như thế nào hợp lý?

Ca xoay là gì? Vì sao trong công việc phải phân chia ca xoay hay ca gãy? Đó chính là thắc mắc của rất nhiều bạn sinh viên mới bước tìm kiếm công việc part time đặt ra? Tuy nhiên, đối với vị trí quản lý đó là nỗi áp lực vì việc phân chia ca cho nhân viên là một việc làm không hề dễ dàng.

Đối với những ai lần đầu làm việc bán thời gian đều không quen và cảm thấy bỡ ngỡ với cụm từ ca xoay và ca đỡ. Nhiều người còn lại lại đặt ra thắc mắc, liệu việc phân chia những ca khác nhau trong cùng một giờ làm việc, sẽ mang đến hiệu quả gì không? Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy thử tìm hiểu xem ca xoay là gì? Ca gãy là gì? Dưới góc nhìn của một nhân viên bình thường và một người quản lý nhân sự, để hiểu rõ hơn về công việc này bạn nhé!

Khái niệm về Ca trong công việc?

Ca được xem là khoảng thời gian làm việc trực tiếp của người lao động, bắt đầu từ khi nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc thời gian phân công, và giao việc cho người khác. Trong đó, bao gồm thời gian nghỉ giữa giờ và làm việc nghiêm túc.

Lý do cần nên chia ca trong công việc là gì?

Thứ nhất, để đảm bảo cho chất lượng công việc và sức khỏe nhân viên được đảm bảo hơn, không phải làm việc quá sức. Nhân viên không thể hoàn thành tốt công việc của mình nếu phải làm việc liên tục trong nhiều giờ liền. Điều này sẽ ảnh hưởng cho chất lượng công việc

Thứ hai: Đảm bảo tiến độ công việc diễn ra đúng kế hoạch, không bị trì hoãn vì thiếu nhân lực. Khi nhân viên cần xin nghỉ lý do bệnh tật đau ốm hay lý do cá nhân. Quản lý sẽ sắp xếp cho nhân viên khác đổi ca làm việc vào thời gian khác mà không làm ảnh hưởng đến công việc chung.

Thứ ba: Xoay ca để tiết kiệm chi phí thuê nhân sự, tùy vào thời điểm đông người hay ít người, cần số lượng lớn nhân viên phục vụ. Phân ca rõ ràng sẽ đảm bảo hiệu suất làm việc, tránh tình trạng thiếu người dư việc, nhưng tiền lương vẫn phải trả đủ.

Thông thường, tại các nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim sẽ phân làm rất nhiều ca làm việc khác nhau. Tùy thuộc vào sự phân bố của quản lý, và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cần điều động nhiều hay ít nhân sự.

Ca xoay và ca gãy có gì giống nhau?

Ca xoay hay còn gọi cách khác là ca gãy, là thuật ngữ chỉ giờ làm việc của những nhân sự trong ngành nhà hàng, khách sạn hoặc nhân viên làm việc partime. Khi làm việc ca gãy người lao động sẽ không phải làm việc liên tục trong 8 tiếng cố định, mà sẽ chia thành hai khoảng thời gian riêng biệt. Cách làm này sẽ tối ưu được nguồn nhân lực đáng kể và góp phần tiết kiệm doanh thu, tăng hiệu quả kinh doanh.

Tìm việc làm tại TpHCM như thế nào?

Giới thiệu đến bạn hai website tuyển dụng việc làm uy tín tại TpHCM, bao gồm:

Vietcv.io

Website không những giới thiệu việc làm đa dạng với những công việc phổ biến đến khó tìm nhất. Bên cạnh đó, VietCV.io còn được đánh giá cao bởi kho tư liệu cho phép người dùng sau khi đăng ký tài khoản có thể tự tạo những mẫu CV ứng tuyển độc đáo và chuyên nghiệp nhất, gửi trực tiếp cho nhà tuyển dụng tại website.

Địa Chỉ: 10 Nguyễn Xí, Phường 26, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 72310

Linkedin:

Đây chính là một không gian xã hội thu nhỏ chỉ dành riêng cho ứng viên, doanh nghiệp, HR tuyển dụng khắp nơi trên thế giới. Họ sẽ trực tiếp đăng những thông tin tìm việc thu hút nhân sự, tìm việc, trao đổi kinh nghiệm phỏng vấn…. Tương tự như trang mạng xã hội Facebook hiện nay. Tìm hiểu ngay tại đây

Ca gãy áp dụng cho ai?

Thông thường ca gãy sẽ áp dụng cho nhân viên lĩnh vực nhà hàng- khách sạn, những nơi cần phục vụ nhiều thực khách, nhà hàng. Công việc của hầu hết các nhân sự trong khu vực này đều có liên quan trực tiếp với nhau, nên sự có sự phân chia hỗ trợ nhất định trong công việc như: Nhân viên lễ tân, thu ngân, nhân viên bếp, nhân viên thu xếp dọn dẹp phòng…

Ngoài ra, ca gãy cũng rất thích hợp cho những bạn sinh viên cần công việc bán thời gian để học hỏi kinh nghiệm và tiếp xúc với môi trường thực tế. Bởi vì ca gãy khá linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian, cho nên các bạn sinh viên cũng có thể nhờ sự hỗ trợ chuyển ca thích hợp khi bận việc đột xuất.

Ca gãy làm mấy tiếng?

Trên thực tế, số giờ làm việc của ca gãy cũng đủ 8 tiếng /ca. Tuy nhiên, thời gian làm việc liên tục có thể cách xa nhau trong ngày. Cụ thể nhân viên thực hiện ca gãy sẽ thực hiện công việc này từ khung giờ 10h đến 14h chiều và từ 17h đến 21 giờ tối.

Hoặc cũng có thể linh động thời gian trễ hơn từ 8h tối đến 12h đêm và từ 18h đến 22h. Tùy thuộc vào nhu cầu và hoạt động, ca gãy có thể phân bố khoảng thời gian riêng biệt, miễn sao phải luôn đáp ứng được công việc.

Chính sách khen thưởng ca gãy?

Tùy theo nội quy khen thưởng và xử phạt theo tiêu chuẩn của nhà hàng, khách sạn có trợ cấp khen thưởng cho ca gãy hay không? Người ta thường gọi đó chính là các khoản thưởng nóng, khi lượng khách tăng nhân sự cần lao động vất vả hơn. Hoặc doanh số bán hàng hằng thắng vượt chỉ tiêu… Nhìn chung, mọi công ty đều tạo điều kiện tốt để hỗ trợ nhân viên làm việc ca gãy hài lòng với những gì mình nhận được.

Ví dụ, nhân viên sẽ được chia ca vào buổi chiều ngày hôm sau, giãn cách ngày để cho nhân viên có thể thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Trợ cấp bữa ăn vào thời gian nghỉ trưa, hoặc nhận tiền tip từ những khách hàng vào giờ cao điểm.

Trách nhiệm của quản lý trong việc phân công ca gãy

Với nhân viên bình thường họ sẽ chịu sự sắp xếp ca gãy theo sự phân công của quản lý nhà hàng hay khách sạn. Nhân viên sẽ chịu áp lực về thời gian và trách nhiệm công việc, thế nhưng quản lý phải đảm đương rất nhiều nhiệm vụ khác nhau. Không chỉ phải nắm rõ thời gian làm việc của nhân viên mà còn phải lên lịch phân công phù hợp với tình hình sức khỏe, năng suất làm việc của từng người.

Từ đó, giúp nhân viên không chỉ thoải mái trong quá trình làm việc. Nếu có xoay ca đột xuất, quản lý cũng sẽ phân công nhân viên thay thế phù hợp để không cản trở tiến độ công việc, phục vụ khách hàng được tốt hơn.

Cách chia ca dành cho quản lý nhà hàng

Chia ca theo mục đích kinh doanh

Mỗi nhà hàng sẽ có những chiến lược kinh doanh riêng, và khung giờ tiếp lượng khách khác nhau. Trong đó, chỉ có nhà hàng phục vụ tiếp khách vào buổi tối, hoặc phục vụ cả ngày. Thời gian làm việc xoay ca sẽ phụ thuộc vào thời gian đón khách, quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, lượng khách cần phục vụ đông hay ít.

Chia ca theo khối lượng công việc cần làm

Ví dụ nhà hàng đắt khách vào buổi sáng, sẽ cần nhiều nhân viên, buổi chiều và tối số lượng công việc có thể không nhiều. Nên lượng nhân viên sẽ được quản lý phân bổ giãn điều thời gian. Đảm bảo không ai phải làm quá nhiều việc trong giờ cao điểm, kế cả thời gian rảnh rỗi cũng không một ai phải làm việc quá ít, mà lại nhận số lương như nhau.

Chia ca theo ý muốn và nguyện vọng của nhân viên

Trong các trường hợp đặc biệt như nhân viên nghỉ đột xuất để đi khám bệnh hay có con nhỏ, nghỉ do bị ốm đau nhập viện… Thì việc chia ca cũng sẽ được sắp xếp theo mong muốn để hỗ trợ nhân viên, để chất lượng công việc chung luôn duy trì tốt.

Nếu bạn đang có ý định ứng tuyển vào nhà hàng, khách sạn làm việc xoay ca. Hy vọng, thông qua bài viết này chúng tôi đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về ca xoay là gì, ca gãy là gì? Thông qua đó, rút ra cho bản thân những kinh nghiệm cần thiết trước khi nộp đơn ứng tuyển bạn nhé! Chúc bạn thành công!

Lập kế hoạch cho bản thân trong 5 năm tới ra sao thì thành công?

Bất kỳ ai khi làm việc gì cũng cần lên kế hoạch thực hiện thì mới có thể đạt được mục tiêu như mong muốn. Đặc biệt, đối với những kế hoạch dài hạn như 3 năm, 5 năm thì chúng ta cần xây dựng cả quá trình thực hiện bền bỉ và lâu dài.

Mỗi người đều có những kế hoạch thực hiện của riêng mình xoay quanh các vấn đề về công việc, gia đình, các mối quan hệ xã hội… Trong số các mục tiêu này thì sự nghiệp luôn là mục tiêu quan trọng mà mọi người cần lập kế hoạch cho bản thân trong 5 năm tới hay 10 năm. Và để đạt được thành công thì chúng ta cần làm gì?

Mục tiêu của bản thân là gì?

Trước khi bắt đầu lập kế hoạch thì bạn nên xác định con đường nghề nghiệp mà mình hướng đến trong tương lai dựa trên sở thích, niềm đam mê của bản thân. Trong đó, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến những mục tiêu như:

Nhu cầu thị trường: Bạn có thể tìm hiểu các thông tin liên quan đến công việc mà bạn thực hiện trên các trang web tuyển dụng. Mỗi công việc được đăng tuyển rất đa dạng từ không yêu cầu kinh nghiệm cho đến kinh nghiệm 1-2 năm, 3-5 năm… Trong đó, sẽ mô tả công việc cụ thể, mức lương giúp bạn tham khảo thông tin. Bên cạnh đó, chúng ta có thể tham gia các diễn đàn, xem các bài viết nói về lĩnh vực này trong vòng 5 năm tới.

Điểm mạnh, điểm yếu: Cần đặt ra các câu hỏi như: Việc gì mình giỏi nhất? Kỹ năng chuyên môn cần có là gì? Các kỹ năng mềm nào cần rèn luyện?…  Bạn cần phát huy những điểm mạnh và tự bổ sung những mặt hạn chế. Bởi những kiến thức và kỹ năng cơ bản là nền tảng để nâng cao chuyên môn sau này.

Tính cách: Chúng ta không thể phủ nhận tính cách là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công việc của mỗi người. Thế nên, trước khi quyết định làm việc gì đó mọi người cần xem xét tính cách của mình có phù hợp hay không. Điều này có thể tham khảo bằng cách thực hiện bài trắc nghiệm MBTI hoặc thông qua các trải nghiệm.

Lập kế hoạch thực hiện

Sau khi đã xác định được mục tiêu thì chúng ta nên bắt tay vào thực hiện. Đầu tiên, là phân chia thời gian dài hạn và ngắn hạn bởi việc lập kế hoạch cho bản thân trong 5 năm tới là thời gian khá dài nên cần thiết phân chia ra từng giai đoạn thực hiện.

Ví dụ, trong ngành marketing từ một vị trí nhân viên mới vào, bạn đặt cho mình kế hoạch trở thành trưởng phòng marketing trong vòng 5 năm tới. Vậy thì chúng ta cần có thời gian làm việc để gọi là có kinh nghiệm trong vòng 1-2 năm và 2-4 năm để trở thành một chuyên viên marketing chuyên nghiệp, đạt vị trí quản lý trong thời gian 5-6 năm.

Trong đó, cần lập ra kế hoạch cụ thể cho các mốc thời gian nhỏ hơn có thể là 1 năm, 6 tháng, 2-4 tháng, để nắm vững các kiến thức nào đó hay học thêm các chứng chỉ cần thiết. Và dĩ nhiên cần có một kế hoạch thực hiện hàng ngày để tạo thành thói quen thì mới giúp chúng ta bền bỉ theo đuổi. Luôn tuân thủ nguyên tắc làm việc nhanh – gọn – lẹ và thực hiện các việc quan trọng cấp bách trước tiên đến hoàn tất các việc nhỏ nhất, tránh để dồn việc qua nhiều ngày.

Hiện tại nhiều cơ hội việc làm Freelancer, kiếm thêm thu nhập phát triển mạnh mẽ. Bạn có thể tham khảo kiếm tiền online bằng cách headhunting giới thiệu ứng viên tại đây.

Ở mỗi giai đoạn của công việc, bạn cần thiết phải đạt được sự thành thạo. Điều này nhờ vào việc học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh và họ là một trong các yếu tố quan trọng mang đến những cơ hội cho chúng ta. Ngoài ra, mỗi ngày bạn cần tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như: Sách, trải nghiệm, các khóa học…

Cần làm gì trong quá trình thực hiện mục tiêu?

Kế hoạch được đặt ra dài hạn thì không tránh khỏi có những lúc bạn sẽ thấy mệt mỏi và chán nản. Thế nên, hãy cân bằng và thư giãn trong quá trình thực hiện, nhưng không có nghĩa là lơ là hay ngắt quãng. Hãy nghĩ về bạn trong tương lai khi đạt được mục tiêu như: Vị trí quản lý, mức lương hậu hĩnh cùng nhiều cơ hội thăng tiến khác…

Mỗi cá nhân hãy tự điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với bản thân vì khả năng của mỗi người sẽ khác nhau. Đôi khi bạn đạt được các mục tiêu ngắn hạn khá dễ dàng và trước thời gian đã đề ra thì chúng ta có thể lập các mục tiêu sau đó khó hơn. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện nếu có những yếu tố ảnh hưởng thì mọi người có thể thay đổi mục tiêu hoặc thực hiện các mục tiêu khác.

Lập kế hoạch cho bản thân trong 5 năm tới cho thấy sự quan trọng và cần thiết trong sự nghiệp của mỗi người. Do đó, hãy bắt đầu lên kế hoạch cho mình từ hôm nay và bạn hãy tham khảo các thông tin trước khi thực hiện.