5 Bí Quyết Tìm Việc TP.Hồ Chí Minh Chuyên Nghiệp

Đôi khi, vòng phỏng vấn việc làm TP.Hồ Chí Minh có cảm giác giống như một cuộc trò chuyện với bạn bè hơn là một vòng tuyển chọn chuyên nghiệp giữa các ứng viên tìm việc làm. Có thể bạn gặp nhà tuyển dụng tại quán cà-phê hoặc quán cốc-tai. Có thể họ chỉ trạc tuổi bạn hoặc là bạn của một người bạn. Bạn có thể dự phỏng vấn trong một văn phòng đơn giản, nơi các đồng nghiệp thân thiện trò chuyện vui vẻ.

Bất kể là thế nào, điều quan trọng là phải luôn giữ sự chuyên nghiệp – không chỉ trong buổi phỏng vấn, mà còn trong suốt quá trình tìm việc làm của bạn. Từ cách bạn giao tiếp với nhà tuyển dụng đến cách bạn thể hiện bản thân trong vòng phỏng vấn, hãy ghi nhớ sự chuyên nghiệp luôn là chìa khóa. Rất dễ cảm thấy quá thoải mái trong một môi trường thân thiện, nhưng bạn phải luôn giữ sự nghiêm túc. Sau đây là cách chinh phục cơ hội việc làm TP.Hồ Chí Minh bằng việc duy trì sự chuyên nghiệp.

5 bí quyết duy trì sự chuyên nghiệp khi tìm việc làm

1. Hãy tránh “3T”. Đừng bao giờ chia sẻ “thừa thông tin” – thậm chí khi nhà tuyển dụng dụ dỗ bạn. Như thế này, vòng phỏng vấn tìm việc làm của bạn diễn ra vào sáng sớm ngày thứ hai, nhà tuyển dụng thì than phiền về ngày cuối tuần không êm ả và họ đang phải chịu đựng những mệt mỏi sau đó. Trong tình huống này, cách hoàn hảo nhất là thể hiện sự cảm thông – “Tôi hi vọng anh/ chị sẽ sớm cảm thấy tốt hơn” – hơn là đồng tình “Phải rồi, tôi cũng vậy đấy”. Một cách thông minh là đừng cung cấp những thông tin cá nhân không phù hợp. Nhà tuyển dụng không cần biết về vụ thất tình gần đây của bạn, người yêu mới hay cuộc cãi vã với bạn cùng phòng.

2. Đừng quá lộ liễu. Nếu bạn dự định theo dõi tài khoản trực tuyến của sếp hay nhà tuyển dụng tương lai, thì hãy làm cẩn thận. Đừng kết bạn với họ trên trang mạng xã hội như Facebook, Twitter hay Instagram, và đừng “thích” tất cả mọi thứ. Hãy kết nối một cách chuyên nghiệp với cá nhân hoặc công ty trên tài khoản LinkedIn.

3. Hãy dùng câu từ chuẩn. Khi giao tiếp với nhà tuyển dụng việc làm TP.Hồ Chí Minh tiềm năng dù là trực tuyến hay bằng thư tay, thì hãy sử dụng câu từ chuẩn và đừng viết tắt. Đồng thời, đừng dùng biểu tượng cảm xúc trong lúc trò chuyện, thậm chí là bạn đang cố gắng thể hiện sự thân thiện hoặc vui tính.

4. Soạn thư điện tử chuyên nghiệp. Dù cho đối phương viết thư điện tử gởi bạn với phong cách vô cùng thoải mái, bạn vẫn nên duy trì sự chuyên nghiệp. Hãy luôn dùng cách chào trang trọng (“Kính gởi Bà Brown” hoặc “Xin chào Bà Brown” sẽ phù hợp hơn “Bà Brown ơi” hoặc “Bà Brown này”) và cả khi kết thúc thư. Hãy đảm bảo địa chỉ thư điện tử của bạn phù hợp với môi trường việc làm TP.Hồ Chí Minh.

5. Thể hiện cá tính riêng, nhưng đừng quá đà. Điều quan trọng là phải thể hiện bản thân với sếp và đồng nghiệp tương lai. Bạn sẽ có nhiều cơ hội được tuyển hơn nếu nhà tuyển dụng thích bạn vì chính con người bạn. Nhưng hãy duy trì sự chuyên nghiệp trong cách thể hiện cá tính bản thân. Hoàn toàn ổn khi kể vài câu chuyện cười hoặc buôn chuyện về những chủ đề phải tích cực, liên quan đến công việc và không quá phức tạp. Nhưng tuyệt đối tránh đùa về vấn đề chính trị, thô tục và xúc phạm người khác. Bạn sẽ không bao giờ biết mình có thể vô tình đụng chạm ai đâu.

         Thoải mái không có nghĩa là thiếu chuyên nghiệp

Hãy luôn ghi nhớ rằng thoải mái, như tại nhiều chỗ làm việc, không có nghĩa là thiếu chuyên nghiệp. Điều này đặc biệt đúng khi bạn tìm việc làm. Sau khi nhận được việc, bạn có thể điều chỉnh cách nói chuyện và hành vi cho phù hợp công việc và sếp mới. Còn trong giai đoạn đầu, duy trì sự chuyên nghiệp luôn là cách tốt nhất.

Bí Quyết Duy Trì Sự Tích Cực Trong Quá Trình Tìm Việc

Tìm việc làm luôn là hành trình chẳng dễ dàng gì, nhiều khi ứng viên cảm thấy chán nản, tuyệt vọng. Bạn phải làm sao để duy trì lối suy nghĩ tích cực, hành động hiệu quả để lọt vào ‘mắt xanh’ nhà tuyển dụng khó tính. Dưới đây là lời khuyên giữ thái độ tích cực trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Thái độ tích cực trong quá trình tìm việc.
Thái độ tích cực trong quá trình tìm việc. Ảnh 24seventalent.com

1.Tổ chức: Lên kế hoạch chi tiết cho hành trình ‘săn việc’. Viết bản cv chuẩn, cập nhật hồ sơ LinkeIn, chuẩn bị trang phục để phỏng vấn, cập nhật hồ sơ trên các website tìm việc online, mua báo giấy xem mục tuyển dụng, liên hệ người thân –bạn bè nhờ họ giúp đỡ. Bạn chia nhỏ công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng mình sẽ làm và cuối tuần nên ngồi phân tích, tổng kết để xem xét rút kinh nghiệm vì sao mình chưa tìm được công việc phù hợp.

2.Tạo thói quen tìm kiếm việc làm hàng ngày: Thức dậy sớm kiểm tra email, cập nhật CV online, trả lời tin nhắn skype, reply tin nhắn nhà tuyển dụng. Bạn tạo thói quen tìm việc như bạn đang đi làm giờ hành chính. Nghỉ trưa và hoàn thành mọi công việc trước giờ tan sở. Sau bữa ăn tối, bạn ôn tập lại kiến thức chuyên môn, đứng trước gương tự rèn luyện cách trả lời câu hỏi từ của nhà tuyển dụng, tạo biểu cảm khuôn mặt thân thiện.

3.Cân bằng cuộc sống và quá trình tìm công việc mới: Bạn học cách tĩnh tâm, dành khoản thời gian nghỉ ngơi, xem phim, luyện tập thể thao, đi dạo, đọc sách, café với bạn bè, trò chuyện điện thoại với người thân chứ đừng lúc nào cũng chăm chăm suy nghĩ tìm việc dễ tạo stress, ảnh hưởng sức khỏe và tạo lối suy nghĩ tiêu cực. Cuộc sống dù khó khăn đến đâu ‘hạnh phúc rồi sẽ cũng tìm đến bạn.’

4.Tập trung vào điểm tích cực của bạn: Viết ra ưu điểm bản thân, thành tích học tập, thành công trong công việc, kỹ năng, những tài lẻ,.. rồi dán lên tường, nơi nào bạn dễ trông thấy để ‘lên dây cót’ tinh thần. Biện pháp tự kỷ ám thị này giống như cơn mưa dầm sẽ tác động não bộ, tạo thói quen tích cực, tăng tính tự tin và sẽ giúp ích bạn trong các cuộc phỏng vấn xin việc.

5.Tham gia Câu lạc bộ Tìm kiếm việc làm: Bạn chủ động tham gia các group facebook tìm việc, đăng ký ứng tuyển trung tâm giới thiệu việc làm địa phương, diễn đàn chuyên ngành, fanpage trường đại học, ngày hội tuyển dụng ở các khu công nghiệp,… để mở rộng cơ hội kết nối với nhà tuyển dụng.

6.Thoát khỏi nỗi ám ảnh thất bại nhỏ: Bạn nộp cv online không được hồi đáp, cả tuần không công ty nào gọi điện, phỏng vấn 2 công ty rồi nhưng bạn bị từ chối,… Có vô vàng lý do khiến bạn cảm thấy chán nản, tự ti. Bạn đừng nghiêm trọng hóa sự việc, quay lại tự trách mắng bản thân. Ai đi kiếm việc cũng ít nhiều trải qua vài thất bại nhỏ cả. Hãy tự an ủi mình và cố gắng vào ngày mai.

7.Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát: Bạn không thể biết liệu người phỏng vấn sẽ gọi lại cho bạn hay không? Nếu bạn cảm thấy lo lắng về điều gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, hãy làm công việc mà bạn có thể kiểm soát, chẳng hạn như viết và gửi thư xin việc hoặc tham dự một sự kiện ngày hội tuyển dụng .

Bằng cách tập trung vào những gì bạn có thể làm để giúp tìm kiếm công việc mới, bạn sẽ bớt lo lắng về những gì nằm ngoài tầm tay. Những vất vả trước mắt rồi sẽ được tưởng thưởng xứng đáng với bản hợp đồng tuyển dụng trong mơ và kinh nghiệm ‘săn việc’ được tích lũy trong thời gian vừa qua. Chúc bạn thành công.