Những kỹ năng mềm bạn có thể đạt được sau khi học nghề

Học nghề là lựa chọn đúng đắn dành cho các bạn học viên khao khát được đi làm sớm, học phí thấp, tính ứng dụng trong từng môn học cao, được trải nghiệp công việc thực tế trong nhà xưởng công ty, tốt nghiệp dễ xin việc,…Là những điểm tích cực của học nghề.

Học viên học nghề.
Học viên học nghề. Ảnh airbus.com

1. Các kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp liên quan đến nghe, nói và viết. Mỗi loại giao tiếp có thể có nhiều dạng:

Lắng nghe: Học cách thấu hiểu người đối diện đang muốn truyền tải thông điệp gì. Bạn có thể lắng nghe sếp thuyết trình dự án mới hoặc bạn dự cuộc họp của công ty.

Nói: Bạn tự mình trình bày kế hoạch ra mắt sản phẩm mới, giải quyết khiếu nại khách hàng, tư vấn khách hàng nên mua loại sản phẩm phù hợp, trò chuyện với đồng nghiệp trong buổi party cuối năm,… Rất nhiều tình huống bạn phải giao tiếp lời nói để truyền tải thông tin, tạo sức hút cá nhân, ghi điểm trong mắt người đối diện.

Viết: Soạn hợp đồng gửi khách hàng, viết diễn văn cho sếp, gửi mail trao đổi với đồng nghiệp,… Là những kỹ năng viết cơ bản mà bất kỳ nhân viên văn phòng nào cũng phải biết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Sử dụng các kỹ năng phù hợp, ứng biến linh hoạt kỹ năng nghe, nói, viết trong môi trường công sở là một trong những ‘bậc thang’ đưa bạn đến con đường thành công.

2. Tổ chức và quản lý thời gian

Lên kế hoạch dự án và thời gian hoàn thành công việc theo từng giai đoạn. Là kỹ năng quan trọng giúp bạn giám sát công việc và đảm bảo hoàn thành khối lượng công việc đúng hạn định cấp trên giao. Khâu quản lý thời gian là một thành tố quan trọng của công tác tổ chức mà bất cứ người quản lý nào cũng phải thành thạo để quản lý dự án, theo dõi tiến độ làm việc của từng nhân viên. Tổ chức và quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp bạn cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

3. Làm việc theo nhóm

Tập hợp các nhân viên trong cùng một nhóm dự án hay một phòng ban cùng triển khai một dự án kinh doanh được cấp trên giao phó. Để gắn kết các cá nhân khác nhau vì mục tiêu chung bạn cần học cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến trái chiều, có tinh thần vì tập thể, thẳng tính khôn ngoan, giàu năng lượng, giỏi kỹ năng tổ chức công việc.

4. Giải quyết vấn đề

Mỗi người chúng ta từ lúc sinh ra phải giải quyết vấn đề mỗi ngày. Điều này có thể khiến một số người sợ hãi, nhưng đã là con người chúng ta phải chấp nhận sự thật hiển nhiên này. Bạn theo học trường nghề, các giáo viên sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục sự cố hỏng hóc máy móc từ đơn giản đến phức tạp, học cách xử lý tình huống thực tế trong điều kiện hạn chế thời gian, thiếu trang thiết bị hỗ trợ,…

Mỗi vấn đề bạn đối mặt có các thuộc tính khác nhau, quy trình giải quyết cũng không đồng nhất. Do đó, bạn cần kiên trì, nỗ lực học hỏi để vượt qua vấp ngã trong công việc và trong cuộc sống.

5. Lãnh đạo

Lãnh đạo thường là một kỹ năng mà mọi người chưa bao giờ đạt được trước khi làm việc. Vì vậy, đừng nghĩ rằng bạn sẽ biết mọi thứ. Tuy nhiên, một số phẩm chất của một nhà lãnh đạo giỏi là:

-Trung thực, liêm chính
-Truyền cảm hứng
-Sáng tạo, đổi mới
-Giao tiếp tốt
-Cam kết và đam mê

Mục đích chính của việc học nghề là để tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm, vì vậy đừng ngại học các kỹ năng mới như lãnh đạo vì đây là một phần của kinh nghiệm học tập và phát triển.