TP.Hồ Chí Minh – Cách tốt nhất để tìm việc khi đang có việc

Tìm việc làm và tham dự phỏng vấn vào vị trí việc làm TP.Hồ Chí Minh mới khi bạn hiện đang đi làm có vẻ khá rắc rối, nhất là khi bạn không muốn (và cũng không nên) để sếp biết rằng bạn đang dự định nghỉ việc. Điều quan trọng là cần cẩn thận khi tìm việc làm và tính toán cách xin nghỉ phép để dự phỏng vấn, sao cho sếp không phát hiện ra bạn đang tìm việc làm cho đến khi bạn thật sự sẵn sàng thông báo cho họ biết. Bạn không nên để sếp bắt quả tang.

Lí do bạn cần cẩn thận là vì nhiều nhân viên đã bị sa thải do bất cẩn nói rằng họ ghét công việc hoặc công ty của họ. Ví dụ như, bạn đăng một dòng trạng thái thể hiện sự bực dọc trên Facebook mà quên thiết lập chế độ riêng tư. Để thông tin như thế lọt đến mắt sếp cũ hoặc nhà tuyển dụng tương lai của bạn thì không hề hay ho gì. Hãy thận trọng, cực kì thận trọng, khi bạn đang có việc và trong quá trình tìm việc mới.

         Bí quyết tìm việc làm và tham dự phỏng vấn

Hãy dành thời gian lên kế hoạch tìm việc, từ chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng trước khi bắt đầu – dàn bài cho CV và đơn xin việc để bạn có thể thiết kế phù hợp với công việc mình ứng tuyển, một tài khoản mạng xã hội sạch đẹp và những người giới thiệu chuyên nghiệp có thể chứng thực năng lực của bạn trong việc làm TP.Hồ Chí Minh mới.

         Đừng dùng máy tính của công ty

Đừng dùng máy tính ở chỗ làm để soạn thảo CV, ứng tuyển công việc hoặc liên lạc với nhà tuyển dụng. Hãy dùng Gmail hoặc bất kì địa chỉ thư điện tử cá nhân khác để thực hiện những cuộc trao đổi không liên quan đến công việc bạn đang làm.

         Địa chỉ thư điện tử

Đừng dùng địa chỉ thư điện tử của công ty để tìm việc. Hãy dùng tài khoản cá nhân của bạn hoặc tạo một tài khoản miễn phí khác.

         Số điện thoại

Đừng nêu số điện thoại văn phòng bạn vào CV và đơn xin việc. Hãy dùng số di động hoặc số điện thoại nhà.

         Tìm việc làm TP.Hồ Chí Minh có hệ thống

Để tìm việc có hệ thống, hãy dùng công cụ tìm việc, thiết lập thông báo qua e-mail để bạn có thể biết khi nào công việc mới được đăng tuyển.

         Giữ bí mật

Đừng quảng cáo trên mạng xã hội hoặc nói cho đồng nghiệp biết rằng bạn đang tìm một công việc khác hoặc không thích công việc hiện tại. Dù cho bạn chỉ nói với một người, thì cũng là quá nhiều. Càng nhiều người biết, thì càng có nguy cơ công ty hiện tại phát hiện ra bạn đang tìm việc mới.

         Cẩn thận khi liên lạc trong mạng lưới quan hệ

Trong mạng lưới quan hệ của bạn, hãy chỉ nói chuyện với người bạn biết rõ và thật sự tin tưởng. Hãy hỏi liệu họ có thể hỗ trợ bạn, giới thiệu cho bạn một số việc làm tiềm năng không. Hãy đảm bảo họ sẽ không tiết lộ ra ngoài về hoạt động tìm việc của bạn. Ngoài ra, hãy hỏi liệu họ có thể làm người tham khảo giúp bạn không.

         Sử dụng người tham khảo không liên quan công việc

Đừng nhờ cấp trên của bạn hay bất kì ai làm cùng công việc hiện tại của bạn.

         Đừng trả lời phỏng vấn tại chỗ làm

Nhiều nhà tuyển dụng sử dụng phỏng vấn qua điện thoại cho vòng 1. Đừng lên lịch phỏng vấn qua điện thoại khi bạn đang ở chỗ làm trừ khi bạn có văn phòng riêng. Hãy cố gắng lên lịch vào giờ nghỉ trưa hoặc đầu hoặc cuối ngày, và sử dụng điện thoại của bạn.

         Lên lịch dự phỏng vấn cẩn thận

Hãy lên lịch dự phỏng vấn cẩn thận để bạn không phải xin nghỉ phép tại chỗ làm. Một lần nữa, bạn có thể chọn vào đầu hoặc cuối ngày, hoặc sử dụng số ngày nghỉ phép của mình. Nếu bạn có nhiều cuộc hẹn phỏng vấn, thì bạn có thể lên lịch trong cùng một ngày.

         Mang theo bộ quần áo khác để thay

Đừng đến văn phòng trong bộ com-lê trang trọng nếu bạn chỉ đơn giản là đến một công ty có văn hóa mặc thường phục. Hãy mang bộ quần áo khác để thay trước khi đến dự phỏng vấn và thay lại khi về chỗ làm.

         Khi nào xin nghỉ chỗ làm hiện tại

Đừng xin nghỉ cho đến khi bạn chắc chắn được tuyển và đã đồng ý vị trí mới. Bạn nên đợi và kiểm tra kĩ khi nào lịch làm việc mới bắt đầu. Từng có xảy ra trường hợp nhà tuyển dụng có sự thay đổi và từ chối vào phút chót, và bạn sẽ không muốn điều này xảy ra và có một kết cuộc là không có một công việc nào.

https://www.thebalancecareers.com/how-to-job-search-when-you-re-employed-2060649

6 trở ngại khiến bạn không thể tìm việc làm mới ở TP.Hồ Chí Minh

Hãy giơ tay nếu bạn đang nghĩ đến việc tìm việc làm mới ở thị trường việc làm TP.Hồ Chí Minh, nhưng có một điều gì đang cản trở quyết định của bạn. Dù thế nào đi nữa cũng không chỉ có mình bạn mắc kẹt giữ suy nghĩ ‘đi hay ở’. Hãy cùng xem xét một số trở ngại phổ biến nhất mà những người muốn tìm công việc mới phải đối mặt và học cách vượt qua chúng.

1. Tập trung vào những gì bạn thiếu.

Hầu hết những người đang nghĩ đến việc thay đổi nghề nghiệp và cảm thấy bế tắc đều tập trung vào tất cả những điều họ không biết, hoặc những kinh nghiệm mà họ không có.

Điều này là hoàn toàn lạc hậu – không ai thuê bạn dựa trên những gì bạn không biết hoặc không có. Điều duy nhất quan trọng là những gì bạn biết, những gì bạn đã đạt được và những gì bạn sẵn sàng học hỏi. Tập trung vào những gì bạn có thể đóng góp cho bất kỳ ngành nghề nào và bạn sẽ thấy mình được truyền cảm hứng nhiều hơn trong hành trình tìm việc làm mới ở thị trường việc làm TP.Hồ Chí Minh.

2. Không biết bản thân muốn gì?

Bạn có cảm thấy tự tin mình có thể có được bất cứ thứ gì bạn muốn hay không, ngoại trừ bạn không biết đó là gì?

Nếu điều này nghe có vẻ quen thuộc khi nói về sự chuyển đổi nghề nghiệp của bạn, hãy đào sâu: có thực sự đúng là bạn không biết bạn muốn gì không? Theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết mọi người đều biết họ muốn gì, nhưng có thể không biết nó trông như thế nào trong công việc. Ví dụ, bạn có thể biết bạn sẽ hạnh phúc khi làm việc ở nhà và viết lách, nhưng bạn không chắc loại công việc nào sẽ trả tiền cho bạn để làm việc đó. Nếu đây là bạn, hãy ngừng nói rằng bạn không biết bạn muốn gì và thay vào đó hãy giải quyết câu hỏi thực sự, đó là bạn không chắc nghề nghiệp nào có thể cho bạn những gì bạn muốn.

3. Lo lắng về tiền bạc.

Tất cả chúng ta đều biết: Bạn nên có ít nhất 6 tháng tiền tiết kiệm dự phòng nếu trong trường hợp chưa kiếm được việc, không nợ nần, công việc toàn thời gian hoặc ít nhất là thu nhập bán thời gian ổn định, nói cách khác, bạn nên ở trong tình trạng tài chính tốt trước khi bắt tay vào tìm việc làm mới. Gặp gỡ mọi người, tham gia mạng lưới, nộp đơn ứng tuyển, tìm công việc làm thêm vào buổi tối. Nếu bạn đã làm việc như vất vả nhưng vẫn không đủ tiền trang trải cuộc sống, hãy cam kết chỉ một vài giờ mỗi tuần để dành cho sự chuyển đổi nghề nghiệp của bạn. Đừng để việc thiếu tiền ngăn cản bạn – thay vào đó, hãy sử dụng nó như ngọn lửa mạnh mẽ để thắp sáng quá trình ‘săn việc’ của mình.

4. Chấn thương không lành.

Quá khứ của chúng ta, nếu không được xử lý đúng cách, có thể có tác động to lớn đến cách chúng ta tác động đến người khác. Khi bạn bắt đầu bất kỳ sự chuyển đổi nào, bao gồm thay đổi nghề nghiệp, bạn rất có thể phải đối mặt với sự từ chối và thất bại – và những điều này có thể khó khăn với tất cả mọi người, nhưng nếu bạn mang nhiều nỗi đau từ quá khứ, trải nghiệm tiêu cực có thể làm tổn thương bạn nhiều hơn.

Hãy đối xử với sự thay đổi nghề nghiệp của bạn như là một phần của một quá trình ‘chữa bệnh’. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua những thăng trầm trong sự thay đổi nghề nghiệp và sẽ mở rộng cuộc sống của bạn ra ngoài những gì bạn nghĩ là có thể. Mong muốn thay đổi nghề nghiệp của bạn có thể là một phần của một lời kêu gọi sâu sắc hơn để cuối cùng buông bỏ những gì đang kìm hãm bạn – để cuối cùng bạn có thể tiến lên.

5. Thiếu hình mẫu.

Một số người trong chúng ta đủ may mắn để có các thành viên gia đình hiểu biết và hỗ trợ, hoặc có thể chúng ta đã có một giáo viên tuyệt vời trong quá khứ hoặc một ông chủ tin tưởng chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi, điều đó không xảy ra, hoặc những người cổ vũ chúng ta không có kiến thức về lĩnh vực chúng ta muốn vào.

Trong trường hợp đó, bạn cần phải ra ngoài và mở rộng mạng lưới của mình. Điều này có thể giúp bạn tìm một người giữ vai trò cố vấn hoặc gặp gỡ những người thành công trong sự nghiệp và học hỏi từ họ thông qua các cuộc trò chuyện cởi mở, chân thành.

6. Cố gắng để phù hợp.

Yêu bản thân, tập trung vào những gì bạn thích làm và làm giỏi nhất, vui vẻ học các kỹ năng mới và thoát ra khỏi vùng thoải mái của bạn, nhưng đừng nghĩ rằng bạn cần phải giống như một người khác để được thành công trong sự nghiệp. Bạn sẽ có thể sống một cuộc sống trọn vẹn, kể cả trong sự nghiệp, khi bạn chấp nhận bản thân như bạn vốn có. Từ nơi đó, bạn sẽ trở nên cởi mở hơn với những cơ hội mới.

5 Lí Do Không Nên Ứng Tuyển Một Công Việc Tại TP.Hồ Chí Minh

Đăng tin tuyển dụng nhân viên, người sử dụng lao động thường liệt kê yêu cầu tuyển dụng khi đăng tin tức là có lí do. Họ muốn tuyển người phù hợp nhất cho công việc. Nhà tuyển dụng thường thu thập CV những ứng viên có năng lực và sẽ không quan tâm đến những người tìm việc làm không phù hợp.

Nhà tuyển dụng biết những kĩ năng nào phù hợp vị trí công việc họ đang cần tuyển. Thêm nữa, họ muốn giới hạn cả biển người tìm việc để tập trung lựa chọn những ứng viên có năng lực nhất cho vị trí việc làm TP.Hồ Chí Minh của họ.
5 lí do không nên ứng tuyển một công việc

1. Thiếu kĩ năng: Nếu bạn không có kĩ năng và trình độ chuyên môn nhà tuyển dụng tìm, thì hãy suy nghĩ kĩ về việc ứng tuyển. Nhiều tin tức tuyển dụng có liệt kê nhóm kĩ năng cần thiết cho vị trí, và nếu bạn không có ít nhất là một kĩ năng phù hợp, thì hồ sơ của bạn sẽ không được xem xét. Bạn nên dành thời gian tìm công việc khác.

2. Không có kinh nghiệm: Thông thường nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên có vài năm kinh nghiệm ở vị trí công ty họ cần tuyển hoặc đã từng làm công việc có liên quan đến chuyên môn. Ví dụ cụ thể thông tin nhà tuyển dụng sẽ đăng tuyển trên website việc làm hoặc trên báo giấy,…

– 5+ năm kinh nghiệm làm việc với cơ sở dữ liệu.
– 2 đến 3 năm kinh nghiệm làm việc trong môi trường văn phòng.
– 10+ năm kinh nghiệm làm bán hàng, ưu tiên từng làm trong lĩnh vực công nghệ cao.

Nếu bạn có số kinh nghiệm gần bằng, thì bạn có thể được xem xét nộp CV. Nhưng nếu bạn có quá ít kinh nghiệm, thì bạn sẽ bị loại.

3. Không đủ trình độ học vấn: Trong vài trường hợp, nhà tuyển dụng yêu cầu trình độ học vấn cho vị trí việc làm TP.Hồ Chí Minh. Bạn sẽ cần đáp ứng những yêu cầu này để được chọn vào vòng phỏng vấn. Sau đây là vài ví dụ:
– Bằng đại học trong chuyên ngành liên quan (ví dụ như Tiếng Anh, Toán, Hóa học).
– Bằng thạc sĩ Quản trị Nhân sự, Tư vấn hoặc một chuyên ngành khác liên quan.
– Bằng tốt nghiệp phổ thông.
Cũng như kinh nghiệm làm việc, nếu bạn có trình độ học vấn tương đương, bạn sẽ được xem xét. Nếu bạn có bằng cấp nhưng thuộc chuyên ngành khác thì đừng nên ứng tuyển.

4. Công việc hoặc công ty không phù hợp: Nhiều khi bạn không đáp ứng đủ yêu cầu tuyển dụng, hoặc mong muốn trong công việc của bạn khác với môi trường này.

– Đi làm trong trang phục thoải mái như quần jean.
– Yêu cầu hoạt động nhóm hàng tuần, cùng chơi trò chơi, thể thao hoặc tập yoga.

Với những loại yêu cầu này, nhà tuyển dụng đang tìm một mẫu nhân viên phù hợp với công việc và văn hóa doanh nghiệp họ. Tuy nhiên, hãy đảm bảo yêu cầu công việc và môi trường làm việc chuyên nghiệp tại công ty khiến bạn yêu thích công ty mới này hơn là chán ghét nó.

5. Lịch làm việc không phù hợp: Nếu công việc yêu cầu bạn phải đi lại nhiều hoặc bạn phải có thời gian làm việc linh hoạt như:

– Có thể làm thêm giờ/ tăng ca khi được yêu cầu.
– Có thể đi lại nhiều theo yêu cầu công việc.
– Có thể làm ca tối, cuối tuần và ngày lễ.

Đừng mong nhà tuyển dụng sẽ thay đổi những yêu cầu đó vì bạn. Hãy đảm bảo bạn có thể làm việc linh hoạt trước khi ứng tuyển.