TP.Hồ Chí Minh – Cách tốt nhất để tìm việc khi đang có việc

Tìm việc làm và tham dự phỏng vấn vào vị trí việc làm TP.Hồ Chí Minh mới khi bạn hiện đang đi làm có vẻ khá rắc rối, nhất là khi bạn không muốn (và cũng không nên) để sếp biết rằng bạn đang dự định nghỉ việc. Điều quan trọng là cần cẩn thận khi tìm việc làm và tính toán cách xin nghỉ phép để dự phỏng vấn, sao cho sếp không phát hiện ra bạn đang tìm việc làm cho đến khi bạn thật sự sẵn sàng thông báo cho họ biết. Bạn không nên để sếp bắt quả tang.

Lí do bạn cần cẩn thận là vì nhiều nhân viên đã bị sa thải do bất cẩn nói rằng họ ghét công việc hoặc công ty của họ. Ví dụ như, bạn đăng một dòng trạng thái thể hiện sự bực dọc trên Facebook mà quên thiết lập chế độ riêng tư. Để thông tin như thế lọt đến mắt sếp cũ hoặc nhà tuyển dụng tương lai của bạn thì không hề hay ho gì. Hãy thận trọng, cực kì thận trọng, khi bạn đang có việc và trong quá trình tìm việc mới.

         Bí quyết tìm việc làm và tham dự phỏng vấn

Hãy dành thời gian lên kế hoạch tìm việc, từ chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng trước khi bắt đầu – dàn bài cho CV và đơn xin việc để bạn có thể thiết kế phù hợp với công việc mình ứng tuyển, một tài khoản mạng xã hội sạch đẹp và những người giới thiệu chuyên nghiệp có thể chứng thực năng lực của bạn trong việc làm TP.Hồ Chí Minh mới.

         Đừng dùng máy tính của công ty

Đừng dùng máy tính ở chỗ làm để soạn thảo CV, ứng tuyển công việc hoặc liên lạc với nhà tuyển dụng. Hãy dùng Gmail hoặc bất kì địa chỉ thư điện tử cá nhân khác để thực hiện những cuộc trao đổi không liên quan đến công việc bạn đang làm.

         Địa chỉ thư điện tử

Đừng dùng địa chỉ thư điện tử của công ty để tìm việc. Hãy dùng tài khoản cá nhân của bạn hoặc tạo một tài khoản miễn phí khác.

         Số điện thoại

Đừng nêu số điện thoại văn phòng bạn vào CV và đơn xin việc. Hãy dùng số di động hoặc số điện thoại nhà.

         Tìm việc làm TP.Hồ Chí Minh có hệ thống

Để tìm việc có hệ thống, hãy dùng công cụ tìm việc, thiết lập thông báo qua e-mail để bạn có thể biết khi nào công việc mới được đăng tuyển.

         Giữ bí mật

Đừng quảng cáo trên mạng xã hội hoặc nói cho đồng nghiệp biết rằng bạn đang tìm một công việc khác hoặc không thích công việc hiện tại. Dù cho bạn chỉ nói với một người, thì cũng là quá nhiều. Càng nhiều người biết, thì càng có nguy cơ công ty hiện tại phát hiện ra bạn đang tìm việc mới.

         Cẩn thận khi liên lạc trong mạng lưới quan hệ

Trong mạng lưới quan hệ của bạn, hãy chỉ nói chuyện với người bạn biết rõ và thật sự tin tưởng. Hãy hỏi liệu họ có thể hỗ trợ bạn, giới thiệu cho bạn một số việc làm tiềm năng không. Hãy đảm bảo họ sẽ không tiết lộ ra ngoài về hoạt động tìm việc của bạn. Ngoài ra, hãy hỏi liệu họ có thể làm người tham khảo giúp bạn không.

         Sử dụng người tham khảo không liên quan công việc

Đừng nhờ cấp trên của bạn hay bất kì ai làm cùng công việc hiện tại của bạn.

         Đừng trả lời phỏng vấn tại chỗ làm

Nhiều nhà tuyển dụng sử dụng phỏng vấn qua điện thoại cho vòng 1. Đừng lên lịch phỏng vấn qua điện thoại khi bạn đang ở chỗ làm trừ khi bạn có văn phòng riêng. Hãy cố gắng lên lịch vào giờ nghỉ trưa hoặc đầu hoặc cuối ngày, và sử dụng điện thoại của bạn.

         Lên lịch dự phỏng vấn cẩn thận

Hãy lên lịch dự phỏng vấn cẩn thận để bạn không phải xin nghỉ phép tại chỗ làm. Một lần nữa, bạn có thể chọn vào đầu hoặc cuối ngày, hoặc sử dụng số ngày nghỉ phép của mình. Nếu bạn có nhiều cuộc hẹn phỏng vấn, thì bạn có thể lên lịch trong cùng một ngày.

         Mang theo bộ quần áo khác để thay

Đừng đến văn phòng trong bộ com-lê trang trọng nếu bạn chỉ đơn giản là đến một công ty có văn hóa mặc thường phục. Hãy mang bộ quần áo khác để thay trước khi đến dự phỏng vấn và thay lại khi về chỗ làm.

         Khi nào xin nghỉ chỗ làm hiện tại

Đừng xin nghỉ cho đến khi bạn chắc chắn được tuyển và đã đồng ý vị trí mới. Bạn nên đợi và kiểm tra kĩ khi nào lịch làm việc mới bắt đầu. Từng có xảy ra trường hợp nhà tuyển dụng có sự thay đổi và từ chối vào phút chót, và bạn sẽ không muốn điều này xảy ra và có một kết cuộc là không có một công việc nào.

https://www.thebalancecareers.com/how-to-job-search-when-you-re-employed-2060649

Những Điều Không Nên Làm Khi Tìm Việc Tại TP.Hồ Chí Minh

Khi ứng tuyển vị trí việc làm ở TP.Hồ Chí Minh, có rất nhiều việc bạn nên làm. Nhưng cũng có nhiều điều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tìm việc làm của bạn nếu làm không đúng. Điều quan trọng là phải biết điều mình không nên, cùng với điều nên làm khi ứng tuyển vào thị trường việc làm TP.Hồ Chí Minh. Sau đây là những điều không nên phạm phải khi tìm việc làm.

Những điều không nên làm khi phỏng vấn tìm việc. Ảnh blog.maukerja.my

Nộp đơn xin việc hoặc CV với lỗi chính tả

Kiểm tra lỗi ngữ pháp và lỗi chính tả trong CV, đơn xin việc và mỗi một thư điện tử bạn sẽ gởi đi – dù cho đó chỉ là một lá thư ngắn hoặc một tin nhắn nhanh gởi đến người trong mạng lưới của bạn. Nếu bạn nộp hồ sơ xin việc với lỗi chính tả, thì bạn sẽ bị loại ngay lập tức.

Quên viết rõ quá trình làm việc của mình

Khi tìm việc làm, dù là trực tuyến hay trực tiếp, nhà tuyển dụng đều muốn bạn biết rõ lịch sử làm việc của mình, bao gồm thời gian làm việc, chức danh và thông tin về công ty bạn từng làm.

Nói với mọi người rằng bạn đang tìm việc

Có thể là một ý hay khi nói cho mọi người bạn biết rằng bạn đang tìm việc làm – nếu bạn đang thất nghiệp. Còn nếu hiện bạn đang có việc làm và bạn vẫn chưa muốn mất việc, thì hãy cẩn thận khi nói với ai về kế hoạch tìm việc của mình. Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn sử dụng những công cụ giúp bảo mật hoạt động tìm việc của bạn. Bạn sẽ không muốn sếp biết bạn đang tìm việc khác và đe dọa công việc hiện tại của bạn.

Tận dụng các mối quan hệ

Hoàn toàn ổn khi tận dụng các mối quan hệ để tìm việc làm. Tuy nhiên, sẽ là không ổn khi bạn quá lạm dụng những mối liên hệ chỉ vì muốn tìm một vị trí việc làm TP.Hồ Chí Minh. Hãy sử dụng mạng lưới của mình cẩn thận và đảm bảo họ sẵn sàng giúp bạn tìm việc một cách chuyên nghiệp.

Ăn mặc không phù hợp

Đừng mặc quần jean, quần sooc hoặc bất kì trang phục nào quá bụi hoặc quá ngắn khi phỏng vấn. Bạn không để lộ quá nhiều phần cơ thể, ví dụ như hở bụng. Đừng mang giày cao gót mũi nhọn, giày đế bệt, dép xỏ ngón hoặc đôi giày thể thao yêu thích đã cũ kĩ của bạn. Điều quan trọng là phải luôn gọn gàng, sạch sẽ nhằm thể hiện một hình ảnh tích cực với nhà tuyển dụng.

Để quên CV

Khi ứng tuyển đến công ty phỏng vấn, nên mang theo nhiều bản sao của CV và một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ.

Quên tắt điện thoại

Nộp hồ sơ xin việc hoặc dự phỏng vấn không phải là nơi để bạn ngồi bấm điện thoại. Nếu điện thoại của bạn liên tục báo tin hoặc rung chuông, nó sẽ làm loãng bầu không khí và thể hiện không tốt về bạn. Vì vậy, trước nhất, hãy tắt điện thoại và cất trong giỏ hoặc túi quần.

Đến nơi khi đang đeo tai nghe

Mặc dù bạn đang khao khát nghe đến hết bài hát yêu thích của mình, như hãy cất máy nghe nhạc trước khi bước chân vào công ty để nộp hồ sơ hoặc phỏng vấn.

Mang đồ ăn hoặc thức uống

Hãy lên kế hoạch trước và uống cà-phê hay bất kì thức uống nào khác hay bữa ăn nhẹ trước hoặc sau khi đến dự phỏng vấn, vì sẽ thật thiếu chuyên nghiệp khi ăn hoặc uống trong buổi phỏng vấn. Hãy giải quyết dứt điểm (hoặc bỏ đi) phần ăn hoặc uống còn dang dở của bạn trước khi phỏng vấn.

Đi cùng cha mẹ hoặc bạn bè

Bạn nên đi ứng tuyển công việc và dự phỏng vấn một mình, nên đừng dẫn theo cha mẹ, bạn bè hoặc người yêu. Nếu bạn đi cùng ai đó thì hãy để họ chờ ở bên ngoài hoặc ở nơi khác. Ngoại trừ duy nhất một trường hợp là khi bạn và bạn bè của bạn cùng đến ứng tuyển tại công ty đang có nhu cầu tuyển nhiều vị trí.

6 trở ngại khiến bạn không thể tìm việc làm mới ở TP.Hồ Chí Minh

Hãy giơ tay nếu bạn đang nghĩ đến việc tìm việc làm mới ở thị trường việc làm TP.Hồ Chí Minh, nhưng có một điều gì đang cản trở quyết định của bạn. Dù thế nào đi nữa cũng không chỉ có mình bạn mắc kẹt giữ suy nghĩ ‘đi hay ở’. Hãy cùng xem xét một số trở ngại phổ biến nhất mà những người muốn tìm công việc mới phải đối mặt và học cách vượt qua chúng.

1. Tập trung vào những gì bạn thiếu.

Hầu hết những người đang nghĩ đến việc thay đổi nghề nghiệp và cảm thấy bế tắc đều tập trung vào tất cả những điều họ không biết, hoặc những kinh nghiệm mà họ không có.

Điều này là hoàn toàn lạc hậu – không ai thuê bạn dựa trên những gì bạn không biết hoặc không có. Điều duy nhất quan trọng là những gì bạn biết, những gì bạn đã đạt được và những gì bạn sẵn sàng học hỏi. Tập trung vào những gì bạn có thể đóng góp cho bất kỳ ngành nghề nào và bạn sẽ thấy mình được truyền cảm hứng nhiều hơn trong hành trình tìm việc làm mới ở thị trường việc làm TP.Hồ Chí Minh.

2. Không biết bản thân muốn gì?

Bạn có cảm thấy tự tin mình có thể có được bất cứ thứ gì bạn muốn hay không, ngoại trừ bạn không biết đó là gì?

Nếu điều này nghe có vẻ quen thuộc khi nói về sự chuyển đổi nghề nghiệp của bạn, hãy đào sâu: có thực sự đúng là bạn không biết bạn muốn gì không? Theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết mọi người đều biết họ muốn gì, nhưng có thể không biết nó trông như thế nào trong công việc. Ví dụ, bạn có thể biết bạn sẽ hạnh phúc khi làm việc ở nhà và viết lách, nhưng bạn không chắc loại công việc nào sẽ trả tiền cho bạn để làm việc đó. Nếu đây là bạn, hãy ngừng nói rằng bạn không biết bạn muốn gì và thay vào đó hãy giải quyết câu hỏi thực sự, đó là bạn không chắc nghề nghiệp nào có thể cho bạn những gì bạn muốn.

3. Lo lắng về tiền bạc.

Tất cả chúng ta đều biết: Bạn nên có ít nhất 6 tháng tiền tiết kiệm dự phòng nếu trong trường hợp chưa kiếm được việc, không nợ nần, công việc toàn thời gian hoặc ít nhất là thu nhập bán thời gian ổn định, nói cách khác, bạn nên ở trong tình trạng tài chính tốt trước khi bắt tay vào tìm việc làm mới. Gặp gỡ mọi người, tham gia mạng lưới, nộp đơn ứng tuyển, tìm công việc làm thêm vào buổi tối. Nếu bạn đã làm việc như vất vả nhưng vẫn không đủ tiền trang trải cuộc sống, hãy cam kết chỉ một vài giờ mỗi tuần để dành cho sự chuyển đổi nghề nghiệp của bạn. Đừng để việc thiếu tiền ngăn cản bạn – thay vào đó, hãy sử dụng nó như ngọn lửa mạnh mẽ để thắp sáng quá trình ‘săn việc’ của mình.

4. Chấn thương không lành.

Quá khứ của chúng ta, nếu không được xử lý đúng cách, có thể có tác động to lớn đến cách chúng ta tác động đến người khác. Khi bạn bắt đầu bất kỳ sự chuyển đổi nào, bao gồm thay đổi nghề nghiệp, bạn rất có thể phải đối mặt với sự từ chối và thất bại – và những điều này có thể khó khăn với tất cả mọi người, nhưng nếu bạn mang nhiều nỗi đau từ quá khứ, trải nghiệm tiêu cực có thể làm tổn thương bạn nhiều hơn.

Hãy đối xử với sự thay đổi nghề nghiệp của bạn như là một phần của một quá trình ‘chữa bệnh’. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua những thăng trầm trong sự thay đổi nghề nghiệp và sẽ mở rộng cuộc sống của bạn ra ngoài những gì bạn nghĩ là có thể. Mong muốn thay đổi nghề nghiệp của bạn có thể là một phần của một lời kêu gọi sâu sắc hơn để cuối cùng buông bỏ những gì đang kìm hãm bạn – để cuối cùng bạn có thể tiến lên.

5. Thiếu hình mẫu.

Một số người trong chúng ta đủ may mắn để có các thành viên gia đình hiểu biết và hỗ trợ, hoặc có thể chúng ta đã có một giáo viên tuyệt vời trong quá khứ hoặc một ông chủ tin tưởng chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi, điều đó không xảy ra, hoặc những người cổ vũ chúng ta không có kiến thức về lĩnh vực chúng ta muốn vào.

Trong trường hợp đó, bạn cần phải ra ngoài và mở rộng mạng lưới của mình. Điều này có thể giúp bạn tìm một người giữ vai trò cố vấn hoặc gặp gỡ những người thành công trong sự nghiệp và học hỏi từ họ thông qua các cuộc trò chuyện cởi mở, chân thành.

6. Cố gắng để phù hợp.

Yêu bản thân, tập trung vào những gì bạn thích làm và làm giỏi nhất, vui vẻ học các kỹ năng mới và thoát ra khỏi vùng thoải mái của bạn, nhưng đừng nghĩ rằng bạn cần phải giống như một người khác để được thành công trong sự nghiệp. Bạn sẽ có thể sống một cuộc sống trọn vẹn, kể cả trong sự nghiệp, khi bạn chấp nhận bản thân như bạn vốn có. Từ nơi đó, bạn sẽ trở nên cởi mở hơn với những cơ hội mới.

5 Bí Quyết Tìm Việc TP.Hồ Chí Minh Chuyên Nghiệp

Đôi khi, vòng phỏng vấn việc làm TP.Hồ Chí Minh có cảm giác giống như một cuộc trò chuyện với bạn bè hơn là một vòng tuyển chọn chuyên nghiệp giữa các ứng viên tìm việc làm. Có thể bạn gặp nhà tuyển dụng tại quán cà-phê hoặc quán cốc-tai. Có thể họ chỉ trạc tuổi bạn hoặc là bạn của một người bạn. Bạn có thể dự phỏng vấn trong một văn phòng đơn giản, nơi các đồng nghiệp thân thiện trò chuyện vui vẻ.

Bất kể là thế nào, điều quan trọng là phải luôn giữ sự chuyên nghiệp – không chỉ trong buổi phỏng vấn, mà còn trong suốt quá trình tìm việc làm của bạn. Từ cách bạn giao tiếp với nhà tuyển dụng đến cách bạn thể hiện bản thân trong vòng phỏng vấn, hãy ghi nhớ sự chuyên nghiệp luôn là chìa khóa. Rất dễ cảm thấy quá thoải mái trong một môi trường thân thiện, nhưng bạn phải luôn giữ sự nghiêm túc. Sau đây là cách chinh phục cơ hội việc làm TP.Hồ Chí Minh bằng việc duy trì sự chuyên nghiệp.

5 bí quyết duy trì sự chuyên nghiệp khi tìm việc làm

1. Hãy tránh “3T”. Đừng bao giờ chia sẻ “thừa thông tin” – thậm chí khi nhà tuyển dụng dụ dỗ bạn. Như thế này, vòng phỏng vấn tìm việc làm của bạn diễn ra vào sáng sớm ngày thứ hai, nhà tuyển dụng thì than phiền về ngày cuối tuần không êm ả và họ đang phải chịu đựng những mệt mỏi sau đó. Trong tình huống này, cách hoàn hảo nhất là thể hiện sự cảm thông – “Tôi hi vọng anh/ chị sẽ sớm cảm thấy tốt hơn” – hơn là đồng tình “Phải rồi, tôi cũng vậy đấy”. Một cách thông minh là đừng cung cấp những thông tin cá nhân không phù hợp. Nhà tuyển dụng không cần biết về vụ thất tình gần đây của bạn, người yêu mới hay cuộc cãi vã với bạn cùng phòng.

2. Đừng quá lộ liễu. Nếu bạn dự định theo dõi tài khoản trực tuyến của sếp hay nhà tuyển dụng tương lai, thì hãy làm cẩn thận. Đừng kết bạn với họ trên trang mạng xã hội như Facebook, Twitter hay Instagram, và đừng “thích” tất cả mọi thứ. Hãy kết nối một cách chuyên nghiệp với cá nhân hoặc công ty trên tài khoản LinkedIn.

3. Hãy dùng câu từ chuẩn. Khi giao tiếp với nhà tuyển dụng việc làm TP.Hồ Chí Minh tiềm năng dù là trực tuyến hay bằng thư tay, thì hãy sử dụng câu từ chuẩn và đừng viết tắt. Đồng thời, đừng dùng biểu tượng cảm xúc trong lúc trò chuyện, thậm chí là bạn đang cố gắng thể hiện sự thân thiện hoặc vui tính.

4. Soạn thư điện tử chuyên nghiệp. Dù cho đối phương viết thư điện tử gởi bạn với phong cách vô cùng thoải mái, bạn vẫn nên duy trì sự chuyên nghiệp. Hãy luôn dùng cách chào trang trọng (“Kính gởi Bà Brown” hoặc “Xin chào Bà Brown” sẽ phù hợp hơn “Bà Brown ơi” hoặc “Bà Brown này”) và cả khi kết thúc thư. Hãy đảm bảo địa chỉ thư điện tử của bạn phù hợp với môi trường việc làm TP.Hồ Chí Minh.

5. Thể hiện cá tính riêng, nhưng đừng quá đà. Điều quan trọng là phải thể hiện bản thân với sếp và đồng nghiệp tương lai. Bạn sẽ có nhiều cơ hội được tuyển hơn nếu nhà tuyển dụng thích bạn vì chính con người bạn. Nhưng hãy duy trì sự chuyên nghiệp trong cách thể hiện cá tính bản thân. Hoàn toàn ổn khi kể vài câu chuyện cười hoặc buôn chuyện về những chủ đề phải tích cực, liên quan đến công việc và không quá phức tạp. Nhưng tuyệt đối tránh đùa về vấn đề chính trị, thô tục và xúc phạm người khác. Bạn sẽ không bao giờ biết mình có thể vô tình đụng chạm ai đâu.

         Thoải mái không có nghĩa là thiếu chuyên nghiệp

Hãy luôn ghi nhớ rằng thoải mái, như tại nhiều chỗ làm việc, không có nghĩa là thiếu chuyên nghiệp. Điều này đặc biệt đúng khi bạn tìm việc làm. Sau khi nhận được việc, bạn có thể điều chỉnh cách nói chuyện và hành vi cho phù hợp công việc và sếp mới. Còn trong giai đoạn đầu, duy trì sự chuyên nghiệp luôn là cách tốt nhất.