Truy lĩnh có lẽ là một khái niệm khá mới đối với nhiều người, đặc biệt là những người mới bước chân vào thị trường lao động. Qua bài viết dưới đây, ta hãy cùng tìm hiểu truy lĩnh là gì? Nguyên nhân và quy trình truy lĩnh lương nhé.
Truy lĩnh là gì?
Truy lĩnh là thuật ngữ nói về việc theo đuổi một sự việc hoặc một người nào đó để đòi hỏi quyền lợi, công lý, hoặc để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Trong lĩnh vực nhân sự và quản lý lương, truy lĩnh được dùng để chỉ việc tăng lương cho người lao động theo thời gian làm việc, kinh nghiệm cùng với các tiêu chí khác tuỳ theo tổ chức, doanh nghiệp quy định.
Lương truy lĩnh là sự chênh lệch giữa mức lương hiện tại của người lao động với mức lương thực lĩnh của các tháng trước đó. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do khi nhân viên của tổ chức, doanh nghiệp đã trải qua quá trình điều chỉnh lương, có thể do quyết định nâng bậc lương hoặc tăng lương cơ sở. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, các căn cứ để tính và thanh toán lương cho nhân viên có thể chưa đủ hoặc không kịp thời. Các tổ chức, doanh nghiệp phải tính lại lương cho người lao động để bù đắp sự chênh lệch giữa các mức lương. Lương truy lĩnh được tính theo quy trình cụ thể.
Bên cạnh truy lĩnh lương từ doanh nghiệp, người lao động còn có thể truy lĩnh tiền từ bảo hiểm xã hội.
Nguyên nhân dẫn đến truy lĩnh lương là gì?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc chi trả đầy đủ lương cho nhân viên bị trì hoãn hoặc thiếu sót. Sau đây là một số lý do thường thấy dẫn đến việc truy lĩnh lương:
- Điều chỉnh chế độ lương: Trong quá trình điều hành và hoạt động, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ có những lúc cần thay đổi chính sách, lương thưởng, phúc lợi cho người lao động để phù hợp với thị trường lao động. Điều này dẫn đến mức lương cơ bản, hoặc phụ cấp, thưởng của nhân viên bị điều chỉnh nên nhân viên chưa thể nhận đủ lương ngay được.
- Tăng lương: Trường hợp người lao động được nâng lương theo quyết định của cấp trên hay do tăng mức lương cơ sở, nhưng thời điểm trả lương chưa có đủ căn cứ để tính toán.
- Sai sót khi tính lương: Điều này có thể xảy ra ở bất cứ doanh nghiệp nào và nguyên nhân có thể do tính nhầm phụ cấp, tính ngày công sai sót… Dẫn đến mức lương của nhân viên thấp hơn lương thực tế.
Quy trình truy lĩnh lương
1. Trường hợp: nâng lương
Trong quá trình truy lĩnh lương trường hợp nâng lương, lãnh đạo của tổ chức, doanh nghiệp sẽ đưa ra cho kế hoạch nâng lương cho nhân viên thuộc từng phòng ban. Quy trình gồm:
- Phòng tổ chức hoặc phụ trách nhân sự thông báo kế hoạch nâng lương cho các phòng ban.
- Các phòng ban họp, lập danh sách đề nghị xét nâng lương cho từng cá nhân, kèm theo giấy tờ chứng minh thành tích và sự cố gắng trong công việc, gửi cho phòng tổ chức cán bộ.
- Phòng nhân sự tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị nâng lương, thực hiện họp để thống nhất kết quả xét duyệt.
- Phòng dân sự tổng hợp danh sách xét duyệt và gửi đến lãnh đạo đơn vị để thành lập Hội đồng xét nâng lương.
- Hội đồng xét nâng lương xem xét hồ sơ theo danh sách đề nghị và ký duyệt quyết định nâng lương.
- Danh sách được trả về phòng tổ chức, thông báo kết quả đến các phòng ban và đơn vị dự toán
- Phòng nhân sự gửi quyết định nâng bậc lương cho các phòng ban, cá nhân, phòng kế toán để tính lương và cơ quan bảo hiểm để cập nhật mức đóng bảo hiểm
- Kế toán cập nhật hệ số lương mới để tính lương cho tháng mới, xác định số tháng được truy lĩnh lương của nhân sự
- Kế toán tiền lương chuyển bảng tính lương truy lĩnh tới thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng phê duyệt
2. Trường hợp: nâng lương cơ sở
Quy trình xét duyệt tiền lương truy lĩnh trường hợp nâng lương cơ sở dựa trên thông báo về thay đổi mức lương cơ sở, được hướng dẫn theo công văn của tổ chức, doanh nghiệp. Quy trình cụ thể như sau:
- Cập nhật mức lương cơ sở mới.
- Dựa vào văn bản hướng dẫn của tổ chức, doanh nghiệp, kế toán sẽ thông báo mức lương cơ sở mới cho người lao động và cán bộ viên chức trong đơn vị, áp dụng cho tháng tiếp theo.
- Kế toán xác định số tháng được truy lĩnh, lập bảng tính lương truy lĩnh cho nhân sự
- Kế toán sẽ xác định số tháng được xét duyệt truy lĩnh lương, kèm theo việc lập bảng tính và tiến hành tính toán tiền lương truy lĩnh cho cán bộ và người lao động.
- Phê duyệt và chuyển bảng tính.
- Sau khi hoàn tất quy trình tính toán, bảng tính sẽ được chuyển đến kế toán trưởng và thủ trưởng để thực hiện quá trình phê duyệt.