Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay, nguồn nhân lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng mang đến sự bền vững cũng như phát triển cho nền kinh tế nước nhà. Song hành với bước đường đổi mới nền kinh tế quốc gia, phần lớn các kế hoạch triển khai công tác tạo công ăn việc làm cho các đối tượng lao động luôn được thực hiện một cách tích cực, nhằm hướng đến việc đẩy mạnh sự phát triển ổn định của kinh tế lẫn chính trị. Mặt khác, người lao động vẫn chưa nắm bắt cơ hội việc làm trên thị trường lao động Việt Nam. Nguyên do chủ yếu tập trung ở việc nguồn nhân lực trong nước vẫn chưa hiểu rõ thông tin việc làm và những quyền lợi mà họ được hưởng khi tham gia vào quá trình tìm việc làm.
Vì vậy, chính quyền địa phương cần có những giải pháp thiết thực để hạn chế vấn đề bất cập đang tồn tại này ở nước ta, nhằm ổn định tình hình nguồn nhân lực trong nước.
Theo số liệu thống kê chi tiết từ một nguồn tin mới đáng tin cậy, hàng năm nước ta có khoảng một triệu người dân đủ tuổi tham gia trực tiếp vào thị trường lao động. Nhờ đó, đây cũng chính là một ưu điểm vượt trội giúp Việt Nam thu hút được rất nhiều nguồn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Cụ thể, các khu vực miền Bắc, Trung và Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng có số lượng người lao động nhiều nhất so với các vùng khác trên cả nước. Các vùng này không chỉ có lợi thế về diện tích đất mênh mông, mà còn sở hữu các thành phố lớn với số lượng lớn các khu công nghiệp chế xuất có quy mô vừa và lớn.
Tình hình phát triển thị trường lao động Việt Nam hiện vẫn đối mặt với một số vấn đề cấp thiết được đặt ra. Trong suốt thời gian gần đây, tuy nguồn nhân lực Việt Nam tăng cao kèm với trình độ tay nghề giỏi, nhưng vẫn tồn đọng nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để. Đầu tiên phải kể đến đó là việc phân bố nhân lực không đồng đều giữa các khu vực (nông thôn và thành thị). Tiếp đến là chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn còn kém. Còn về nguồn nhân lực ở khu vực thành thị có chất lượng cao, nhưng không đáp ứng đủ số lượng cho nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị doanh nghiệp, đặc biệt với các nhóm ngành về tài chính ngân hàng, du lịch, cơ khí, điện tử, v.v. Và vấn đề cuối cùng đó là còn một số bất cập và hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Do đó, nước ra cần phải có những kế hoạch cũng như chính sách triển khai hỗ trợ công tác đào tạo, cũng như tuyển dụng ngày nay.
Quá trình ứng dụng khoa học công nghệ sẽ ngày càng phát triển và tác động trở lại thị trường lao động nước ta. Nó cũng có nghĩa rằng nhiều nhóm ngành mới sẽ được mở ra – đòi hỏi người tìm việc làm phải biết cách đổi mới và hòa mình vào dòng chảy thị trường. Và cụ thể đối với nước ta, một quốc gia có hạn chế nhất định về một số vấn đề có liên quan đến nguồn nhân lực sẽ phải tiếp nhận nhiều thách thức và đương đầu với chúng.
Để khắc phục những vấn đề nêu trên, thị trường lao động phải không ngừng cải thiện và hiện đại hóa quá trình tìm việc làm, nhằm giúp người lao động không chỉ có cơ hội tiếp cận đến nhiều đơn vị doanh nghiệp, mà còn có cơ hội cải thiện kỹ năng nghề nghiệp của mình, nhờ vào các sự kiện việc làm lớn, cùng với các trang thiết bị điện tử hiện đại hỗ trợ quá trình tìm việc làm. Bên cạnh đó, nhà nước cũng đề ra các chính sách, nhằm hỗ trợ tích cực cho các đối tượng lao động là người khuyết tật, dân tộc thiểu số, thanh niên mới xuất ngũ có cơ hội tham gia vào thị trường việc làm rộng lớn ở nước ta.